Khoa học và Đời sống số 49/2022

Số 49 (4259) Thứ Năm (8/12/2022) 17 CHUYỆN ĐỜI Võ sư Ngô Xuân Bính và các môn sinh Với những công trình đồ sộ về y học và võ thuật, Ngô Xuân Bính được mệnh danh là “kỳ nhân” vì người ta không biết gọi chức danh của ông là gì cho đủ: giáo sư, viện sỹ, thầy thuốc, võ sư, họa sĩ, nhà thơ… “Kỳnhân”xứNghệ NgôXuânBính TUYẾT VÂN đầu trong việc thực nghiệm tranh sơn mài trên các chất liệu mới, như nền tấm nhựa, toan…, được giới chuyên môn và công chúng đánh giá rất cao. Kể về bút pháp của mình, ông bày tỏ: “Hiện nay có hàng trăm nhà sơn mài, tự nhiên có một phong cách không giống người khác, không bị người khác chi phối là cả một vấn đề. Vì thế, tôi luôn theo dõi từng dòng chảy của hội họa và tự tìm cho mình một lối riêng”. Tranh sơn mài là tình yêu, mang lại nhiều xúc cảm để tạo ra sự đột phá khác biệt. Cái khác biệt ở đây không chỉ tiếp thu lối vẽ “âm” dùng mài để thể hiện cảm xúc, màu sắc, đường nét, còn mạnh dạn kết hợp lối vẽ của phương Tây, diễn tả trực tiếp cảm xúc, màu sắc đường nét bằng cách vẽ đắp vào, bôi vào... tạo thành lối vẽ “dương”, ông Bính chia sẻ và luôn trăn trở trước nguy cơ mai một dòng tranh sơn mài, do vậy, các họa sĩ trước hết phải có con đường đi đúng, có định hướng và phương thức tiếp cận đúng. “Đối với tôi, trong hội họa, đặc biệt là trong vẽ tranh sơn mài, yếu tố cảm xúc là vô cùng quan trọng, hay còn gọi là “lên đồng” trong lúc vẽ. Chỉ có những lúc xuất thần con người ta mới tìm ra được những cái bất thường, những thứ khác lạ không bị trộn lẫn với những thứ khác. Như vậy khi tác phẩm ra đời, mình mới cảm thấy “sướng”, Ngô Xuân Bính tâm sự. Ngô Xuân Bính say mê hội họa đến nỗi, nhiều đêm “trốn ngủ”, thâu đêm suốt sáng bên cây cọ, bảng màu… để khơi thông nguồn năng lượng bị kìm nén, kiềm tỏa bên trong. Ông vẽ như trong trạng thái thiền, như vô thức, để những cảm xúc tuôn trào ồ ạt như dung nham núi lửa… đẩy cọ đi, để những sáng tạo bất thường chợt xuất thần trong từng tác phẩm.n Họ gọi ông là “Thầy”. Thầy Bính văn võ song toàn, cầm kỳ thi họa đủ cả nhưng đứng trước mọi người lại luôn khiêm nhường, giản dị và kiệm lời. Cuộc đời ông đầy chất tiểu thuyết với những câu chuyện chân thực, mà ly kỳ hơn cả phim ảnh. Cháu của Danh tướng Ngô Phan… Ngày còn nhỏ, cậu bé Ngô Xuân Bính lọt vào “mắt xanh” của các bô lão trong họ - nổi tiếng có nhiều võ sư ẩn danh luyện võ dân tộc dưới dạng gia phái ở các làng xã vùng sông Lam, sông Mã. Ông là cháu trực hệ của danh tướng Ngô Phan - người chém đầu Liễu Thăng - quân Minh ở ải Chi Lăng. Ngày đi học, đêm Ngô Xuân Bính được các cụ luyện võ. Đến năm lớp 9, cậu bé đã điêu luyện đến mức quật ngã, khóa tay đối thủ dễ như lật bàn tay, nhiều bạn bè hâm mộ xin theo học võ. Tốt nghiệp cấp 3, rồi ra Thủ đô học Đại học Mỹ thuật Hà Nội, chàng trai trẻ được thu nạp vào Hội võ thuật Hà Nội. Võ sư tên tuổi tầm quốc gia Năm 1980, Xuân Bính được mời tham gia “Công trình nghiên cứu lịch sử Võ thuật Việt Nam” của Tổng cục Thể dục thể thao. Để thuyết phục Hội đồng chuyên môn giao một công trình khoa học lớn cho người mới 22 tuổi, Ngô Xuân Bính khi ấy phải cởi trần múa võ trước các giáo sư. Năm 24 tuổi, chàng trai Ngô Xuân Bính thống nhất các gia phái, hệ phái võ “Hét” vùng Thanh - Nghệ thành môn phái võ “Nhất Nam”, khởi đầu cho một giai đoạn lan tỏa mạnh mẽ. Khi phong trào tập Nhất Nam được gây dựng mạnh mẽ và vang tiếng ở Hà Nội, Ngô Xuân Bính được Liên đoàn các môn võ phương Đông và Việt Nam ở Belarus mời sang Liên Xô (cũ) làm việc. Cuộc đời Ngô Xuân Bính sang một chương mới gắn liền với xứ xở Bạch Dương. Tại Liên bang Nga và các nước Baltic, tên tuổi của Bác sĩ Ngô Xuân Bính được ghi nhận ở tầm quốc gia. Với thành tựu trong nghiên cứu và thực hành y học, ông là người thứ 55 trên thế giới được Liên Hiệp Quốc trao tặng Huân chương cao quý Nicolai Peregov (năm 2010), vì những “đóng góp lớn lao và đặc biệt vào nền y tế nhân loại”. Ông chính thức được phong hàm Giáo sư y học dân gian, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên châu Âu... Trốn ngủ, tìm lối đi riêng trong hội họa Một địa hạt khác ghi nhận những cống hiến của ông, đó là hội họa. Là một họa sĩ tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội, nguyên giảng viên môn “Lý luận hội họa” tại Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Hà Nội, niềm đam mê sáng tạo luôn bỏng cháy trong ông, bên cạnh tình yêu với khoa học, võ thuật, thi ca. Họa sĩ Ngô Xuân Bính theo đuổi chất liệu sơn mài. Theo ông, sơn mài là một chất liệu truyền thống, nhưng luôn cần sự cải tiến, nghiên cứu, sáng tạo. Bản thân ông không chỉ tiên phong trong việc tìm tòi cách vẽ mới, mà còn đi Ngô Xuân Bính từng được nhận giải thưởng y học quốc tế “Nikolay Pirogov” và Huân chương cao quý vì những đóng góp “Lớn lao và Đặc biệt” cho sự nghiệp Y học quốc tế (2007), được phong hàm Giáo sư y học dân tộc thuộc Hiệp hội y học dân gian Liên bang Nga (2010). Từ năm 1991, ông đã tổ chức các triển lãm cá nhân tại Trung tâm triển lãm tạo hình Minsk, Trung tâm triển lãm nghệ thuật tạo hình Moscow, được báo Nga – Mỹ bình chọn là Họa sĩ xuất sắc của năm 2005 và đoạt Giải thưởng quốc tế Liên hoan nghệ thuật tổng hợp Artiada (2006). Đến giờ, dù ở tuổi 65, ông vẫn lao động miệt mài không ngừng nghỉ để cống hiến cho đời và lập nên những kỳ tích mới. Ngô Xuân Bính sinh ngày 17/1/1957 tại Vinh, Nghệ An. Ông thi vào trường Đại học Sư phạm khoa nhạc họa và Đại học Mỹ thuật ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông làm giảng viên tại Trường Đại học Sư phạm từ năm 1980 đến năm 1990. Từ năm 1990 – 2014 võ sư Bính là chuyên gia Võ thuật và Y tế tại các nước thuộc Liên Xô cũ. Bạn đời của Ngô Xuân Bính, bà Lena - người phụ nữ Nga đôn hậu, một cao thủ Nhất Nam, dù thương yêu ông hết mực, dù say tranh chồng vẽ, nhưng trước việc ông trốn ngủ đi vẽ hằng đêm, cô đã xin ông hãy thương con, mà đừng thức trắng thế. 65 tuổi họa sĩ Ngô Xuân Bính vẫn miệt mài sáng tác. Võ sư Ngô Xuân Bính tới thăm chúc sức khỏe Giáo sư Vũ Khiêu. Các môn sinh võ cổ truyền Nhất Nam.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==