Khoa học và Đời sống số 49/2022

Số 49 (4259) Thứ Năm (8/12/2022) ôm hùm nhập khẩu luôn được đặt trong menu của các nhà hàng, khách sạn 5 sao với cái giá bạc triệu. Thế nhưng gần đây, thực phẩm này được rao bán tràn ngập cửa hàng hải sản, chợ mạng, giá khá “mềm”. TIÊU DÙNG 12 Những ngày qua, giá của nhiều loại hàng hóa đang có diễn biến tăng mạnh, thậm chí một số mặt hàng thủy hải sản tăng gần 30% so với tháng trước. Khảo sát của PV tại các chợ truyền thống TPHCM cho thấy, nhóm thủy hải sản và rau củ, thịt heo đang có mức tăng mạnh nhất. Cụ thể, tôm sú hiện tăng 5.000 đồng so với tháng trước, lên 300.000 đồng/ kg. Mực loại 20 - 25 con/kg tăng 20.000 đồng lên 240.000 đồng/kg. Cá hồi đông lạnh nhập khẩu, cá thu đắt thêm 50.000 đồng lên 350.000 đồng/kg. Riêng cá bớp đang tăng giá gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, lên 450.000 - 500.000 đồng/kg (tùy kích cỡ). Chị Ngọc Thúy, tiểu thương bán cá ở chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình, TP HCM) cho biết, từ đầu năm đến nay, giá sỉ mặt hàng này đã tăng 3 - 4 lần và cuối tháng 11 tăng gần 30% so với tháng trước, khiến sức mua giảm mạnh. Ngoài ra, giá thịt heo tại các chợ lẻ cũng tăng 5.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước. Trong đó, thịt ba rọi, sườn non, nạc giòn dao động 150.000 - 170.000 đồng/kg, giò heo 100.000 - 110.000 đồng/kg... Rau xanh tiếp tục thiết lập mặt bằng giá mới. Trong đó, nhóm rau gia vị, ăn lá tăng gần 10% so với tháng 11. Tăng mạnh nhất là súp lơ, xà lách đắt thêm 5.000 đồng/kg lên 70.000 đồng. Hành lá, tía tô, húng quế tăng 10.000 đồng lên 75.000 đồng/kg... Với nhóm nước giải khát và bia, nhiều đại lý cũng đã điều chỉnh thêm 2.000 - 15.000 đồng một thùng bắt đầu từ 1/12. Anh Hoàng Tuấn, chủ một đại lý bia, nước ngọt ở quận Bình Chánh, TPHCM cho biết, chi phí đầu vào tăng cao, nhất là tiền nhân công. Mấy năm trước, giá thuê một nhân viên vận chuyển, bán hàng dịp gần Tết chỉ 200.000 - 250.000 đồng một ngày, nay lên 300.000 - 350.000 đồng, chưa kể phát sinh thêm các chi phí thuê kho bãi chứa hàng. THIÊN BẢO Giá từ “mềm” đến “chát” Tôm hùm nhập khẩu là mặt hàng được ưa chuộng tại các đại gia, không chỉ được cộp mác “hàng ngoại”, cặp càng siêu to khổng lồ mà các loại tôm này còn có trọng lượng khá lớn, trung bình từ 1-3 kg/con, có con nặng kỷ lục nặng tới 7kg. Các loại tôm hùm này thường xuất hiện tại các nhà hàng sang trọng, hay khách sạn 5 sao; được xếp vào những món ăn có giá đắt đỏ bậc nhất. Một số cửa hàng hải sản nhập khẩu cũng có rao bán, song hàng khá hiếm và khách thường phải đặt trước với giá khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tôm hùm không còn là mặt hàng xa xỉ, được rao bán tràn ngập các cửa hàng hải sản, trên khắp “chợ mạng” với số lượng lớn và giá khá “mềm”. Nhiều điểm bán tôm hùm tại các tuyến đường như Đồng Đen, Hoàng Sa, Trần Quốc Hoàn (quận Tân Bình), Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú), Nguyễn Thượng Hiền (quận 3)… người dân có thể dễ dàng bắt gặp những điểm bán tôm hùm được hấp sơ “chất đống” trên bàn để khách lựa chọn, giá dao động từ 700.000 - 900.000 đồng/kg Anh Minh, đại diện một điểm bán tôm trên đường Tân Sơn Nhì cho biết, tôm hùm loại 4 con 1 ký có giá 700.000 đồng, loại 3 con 1 ký có giá 800.000 đồng và loại 2 con 1 ký có giá 900.000 đồng. Những tấm bảng quảng cáo vô cùng hấp dẫn như: tôm hùm 60.000/100gam, Trần Thủy (ngụ quận Tân Phú) chia sẻ, các loại tôm hùm bán ở vỉa hè TPHCM chủ yếu là tômđã chết, vẫn có giá 800.000 - 900.000 đồng/1kg là không hề rẻ. tôm hùm Alaska 90.000/1 lạng. Tuy nhiên, nhiều vị khách cho rằng, đây chỉ là chiêu “câu khách”, thực tế thì những loại tôm, cua này cũng không hề rẻ. Chị “Tôi đặt mua tôm hùm Alaska còn sống chỉ với giá gần 1,1 triệu đồng/1kg nhưng tôm rất ngọt thịt, dai và thơm ngon. Chênh nhau gần 200.000 đồng nhưng chất lượng khác hẳn”, chị Thùy nói. Không chỉ các cửa hàng truyền thống kinh doanh hải sản tăng cường nhập về để bán thì trên mạng xã hội mặt hàng này cũng vô cùng nhộn nhịp, sẵn sàng “free” ship cho khách kể cả khách tỉnh xa…. Chỉ người giàu mới dám ăn? Số lượng tôm hùm nhập khẩu gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, nhưng giá của các món ăn chế biến vẫn chỉ phù hợp với những người có tiền. Theo tìm hiểu của Khoa học và Đời sống, một bữa tối tôm hùm “có giá hợp lý” trong nhà hàng lớn là một trong những món ăn đắt nhất trong thực đơn, dao động từ 30 USD (gần 700.000 VND) đến 45 USD (hơn 1 triệu VND) cho một con tôm hùm nặng khoảng 500 gram. Anh Xuân Hùng, quản lý một nhà hàng tại quận 1 (TP HCM) cho biết, có một vài yếu tố quan trọng khiến giá cả tôm hùm vẫn đắt đỏ khi “lên đĩa” có thể kể tới như: Nuôi trồng tôm hùm là một công việc hết sức khó khăn: Loài giáp xác này phát triển chậm, ăn nhiều và dễ mắc bệnh truyền nhiễm, trứng của chúng cũng rất khó nuôi dưỡng. Nhiều trang trại tôm hùm thương mại được phát triển ở châu Á nhưng chỉ nuôi được tôm hùm gai, thay vì tôm hùm Mỹ. Ngoài ra, một số loại tôm hùm hoàn toàn dựa vào nguồn đánh bắt tự nhiên do không thể nuôi trồng. Để có được một con tôm hùm tươi sống, chi phí vận chuyển không hề rẻ. Giữ cho tôm hùm sống khi vận chuyển là một thách thức bởi vì chúng cần phải được ở trong môi trường mát và ẩm, có đủ oxy để thở và sống. Chế biến tôm hùm cũng không phải là công việc dễ dàng. Thịt tôm hùm rất khó để lấy ra khỏi vỏ khi chưa được nấu chín, nhưng nếu nấu nó trước khi chế biến món khác có thể khiến thịt bị cứng. Một số công ty chế biến thịt tôm hùm sử dụng áp lực nước cao thay vì nấu để tách thịt dễ dàng hơn, cung cấp tôm hùm chế biến tươi ngon hơn và dễ vận chuyển hơn. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém. Người tiêu dùng nên cẩn trọng với mặt hàng xa xỉ, nhưng giá rẻ này vì đây có thể là tôm đã bị ngộp, chết, không còn giữ được vị tươi ngon cũng như giá trị dinh dưỡng vốn có. Để bỏ ra vài trăm ngàn tới cả triệu đồng để ăn một con tôm hùm đã mất giá trị dinh dưỡng thì không còn mềm nữa mà là giá “trên trời” mất rồi!n Hàng hóa tăng giá cuối năm T Tômhùmnhập khẩu giá “mềm” đến “chát” THIÊN BẢO Tôm hùm nhập khẩu được rao bán tràn ngập trên thị trường Chế biến tôm hùm không phải là việc dễ dàng Thủy hải sản tăng giá gần 30% so với tháng trước.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==