Khoa học và Đời sống số 48/2022

Số 48 (4258) Thứ Năm (1/12/2022) 9 Ngành Y chú trọng phát triển hoạt động công tác xã hội SỨC KHỎE MỚI Trí tuệ nhân tạo chăm sóc sức khỏe người dân biển đảo AI giúp điều trị cho bệnh nhân ngay tại đảo Bệnh nhân V.V.D, 71 tuổi, ngụ tại xã đảo Thạnh An (Cần Giờ) không thể ngờ được rằng, bệnh phổi của mình lại được chẩn đoán nhanh và được điều trị ngay tại đảo chứ không phải vào đất liền. Theo đó, buổi sáng ông D. tới Trạm Y tế xã để khám bệnh. Tiếp đón ông là BS trẻ Phạm Việt Hải Tỷ (Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, người tình nguyện về xã đảo duy nhất của TPHCM làm việc). Ngay lập tức, BS Tỷ vận hành máy X-quang thế hệ mới để chụp phim cho bệnh nhân. Khi có phim chụp, BS Tỷ khởi động hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tích hợp trên máy X-quang để đọc phim. Sau ít phút, máy cho ra kết quả bệnh nhân bị xẹp phân thùy phổi P, dày màng phổi và tràn dịch màng phổi T. Với kết quả này, BS Tỷ trao đổi chi tiết hơn với các bác sĩ bệnh viện tuyến trên để lập phác đồ điều trị cho bệnh nhân ngay tại cơ sở. BS Tỷ chia sẻ, trước đây, chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới đọc được kết quả phim X-quang, nhưng ở các trạm y tế, nhân lực chất lượng cao như vậy là rất hiếm. Nay, với hệ thống AI này, bác sĩ trẻ cũng có thể biết được kết quả phim chụp và đưa ra phương án điều trị cho bệnh nhân. PGS.TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, ứng dụng AI và PACS trong chẩn đoán X-quang phổi tại những nơi không có bác sĩ chẩn đoán hình ảnh đã được áp dụng nhiều tại các nước phát triển. Tại Việt Nam, đây được coi là “sự kiện lịch sử” bởi lần đầu tiên hệ thống máy X-quang kỹ thuật số tích hợp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh được đưa vào hoạt động tại Trạm y tế xã đảo Thạnh An. “Đây là điều “tưởng chừng khó có thể trở thành hiện thực” cho công tác khám chữa bệnh ban đầu tại một trạm y tế, đặc biệt hơn nữa lại là trạm y tế TS Tăng Trí Thượng chia sẻ: “Rất xúc động khi đợt này có 4 bác sĩ trẻ từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức và Bệnh viện Nhân Ái đã xung phong ra đảo vì sức khỏe cộng đồng”. Không chỉ dừng lại ở việc sơ cấp cứu và khám chữa bệnh ban đầu, các bác sĩ trẻ còn đảm trách nhiệm vụ khám tầm soát các bệnh không lây nhiễm cho người cao tuổi. Điển hình như cao huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, phổi tắc nghẽn… vốn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại nhiều các nước trên thế giới. Ngoài ra, Sở Y tế còn phối hợp Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP HCM tổ chức cac đoàn y, bác sĩ đến xã đảo để khám, chữa răng miễn phí cho bà con; Tổ chức điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 ngay tại Trạm Y tế xã và lưu động đến tận nhà để tiêm cho người cao tuổi… Các bác sĩ trẻ tình nguyện ra đảo đợt này đều cho rằng đây là chương trình ý nghĩa và cũng là dịp để họ cống hiến, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn trong chăm sóc sức khỏe cho người dân... Với sự chung tay của toàn xã hội, tin rằng người dân xã đảo sẽ bớt đi những lần thót tim khi đổ bệnh, xã đảo tuy xa sẽ rất gần…n “lắng nghe tiếng nói từ đảo”. Xung phong ra đảo vì sức khỏe cộng đồng Cùng với ứng dụng công nghệ, bước đầu sẽ có 36 bác sĩ từ 18 bệnh viện của TP HCM tình nguyện ra đảo. PGS. THÚY NGA của một xã đảo cách xa đất liền”, PGS. TS Tăng Chí Thượng nói Để có được sự chuyển biến tích cực này, trong hơn một năm trở lại đây đã có rất nhiều chuyến khảo sát thực địa của Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Hồ Hải cùng nhiều sở, ban, ngành để cùng Bằng cách làm sáng tạo, đổi mới và luôn vì người bệnh, hoạt động công tác xã hội của ngành y tế đã là “cánh tay nối dài” giúp bệnh viện nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Ngày 22/1/2021, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 112/QĐ-TTg về ban hành chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030 nhằm đẩy mạnh phát triển Công tác xã hội tại các ngành, các cấp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. Theo đó, Các mục tiêu cụ thể từ năm 2021 - 2030 được chia thành 2 giai đoạn 20212025 và 2026 -2030. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, ngành y là một trong những ngành đi đầu về công tác xã hội. Hoạt động này của ngành đã đạt những kết quả rất đáng khích lệ. Đến nay, 100% các bệnh viện tuyến Trung ương, trên 90% bệnh viện tuyến tỉnh, hơn 80% bệnh viện tuyến huyện có phòng hoặc tổ công tác xã hội. Tỷ lệ nhân viên chuyên trách, bán chuyên trách, mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội không ngừng tăng nhanh về số lượng và chất lượng. “Đặc biệt, từ cuối năm 2019, khi dịch COVID-19 bùng phát, nhân viên công tác xã hội trong các bệnh viện đã nhanh chóng thích ứng, hoạt động tích cực, phối hợp với các đơn vị khác thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, góp phần không nhỏ vào thành công của toàn ngành”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết. Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, như hỗ trợ các nhóm đối tượng, khắc phục những khó khăn về xã hội để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Họ là cầu nối để giải quyết các mâu thuẫn giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, giữa bệnh nhân và bệnh nhân, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. “Sự ra đời của Phòng Công tác xã hội hương tơi muc tiêu chăm sóc sức khỏe toan diên “y tê - tâm ly - xa hôi”, tưng bươc xây dưng, cai thiên va duy tri các mối quan hệ tich cưc giữa nhân viên y tế với người bệnh va ngươi nha ngươi bênh nhằm nâng cao sư hai long va chất lượng khám chữa bệnh trong bệnh viện”, PGS.TS Đào Xuân Cơ nhấn mạnh. NHẬT HÀ Đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào khám chữa bệnh ban đầu tại một trạm y tế của xã đảo cách khá xa đất liền đã được ngành y tế TPHCM thực hiện thành công. “Những hoạt động trên là khởi đầu cho lộ trình hiện thực hóa mô hình mẫu về chuyển đổi hoạt động của trạm y tế theo hướng tiếp cận cộng đồng, thay vì chỉ tiếp cận cá thể. Đồng thời chuyển đổi trọng tâm hoạt động của trạm y tế từ chẩn đoán, điều trị các ca bệnh riêng lẻ (như một phòng khám) sang tầm soát, phát hiện bệnh sớm và phòng bệnh cho cộng đồng dân cư”, PGS.TS Tăng Trí Thượng cho biết. Bác sĩ trẻ sử dụng máy X-quang tích hợp AI tại Trạm y tế xã đảo Thanh An

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==