Khoa học và Đời sống số 48/2022

Số 48 (4258) Thứ Năm (1/12/2022) 10 CÔNG NGHỆ SỐ Ngày 28/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo Góp ý cho Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi. TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc các hội ngành toàn quốc; đại diện Bộ Xây dựng, Văn phòng Chính phủ. Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng cho biết, trong thời gian gần đây, một số luật được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới thay thế và trong các Luật này có nhiều nội dung quy định liên quan đến Luật Nhà ở năm 2014 dẫn đến sự không thống nhất trong các quy định của Luật Nhà ở hiện hành với các Luật này. Do đó, việc rà soát, điều chỉnh, sửa đổi các quy định có liên quan trong Luật Nhà ở năm 2014 để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ hệ thống pháp luật là rất cần thiết. Tại Hội thảo, GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam và nhiều đơn vị liên quan khác đã đóng góp, kiến nghị nhiều ý kiến liên quan đến Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). P.V Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao giải cho đại diện tác giả, nhóm tác giả của 29 công trình nghiên cứu xuất sắc về khoa học, giá trị cao về công nghệ và ứng dụng thực tế. Bộ trưởng Bộ KH-CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, các công trình đoạt giải được xét chọn dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có các nghiên cứu, thành tựu khoa học tiêu biểu, dẫn tới những thay đổi đặc biệt quan trọng trong nhận thức, sản xuất, quốc phòng, an ninh và đời sống xã hội... Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng 281 tác giả của 29 công trình, cụm công trình đoạt giải (12 công trình, cụm công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 17 công trình được tặng Giải thưởng Nhà nước) đợt 6. Chủ tịch nước khẳng định, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH-CN là sự ghi nhận, tôn vinh của Đảng và Nhà nước đối với công trạng của các nhà khoa học. Chủ tịch nước đề nghị thời gian tới cần phối hợp tốt hơn nữa giữa Nhà nước và xã hội trong việc thúc đẩy nghiên cứu, phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo; xác định đây là lực lượng sản xuất chính, là động lực phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, là nền tảng để phát triển đất nước nhanh, bền vững. MINH ANH Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Nhà ở (Sửa đổi) Thành tựu tuyệt vời của VinFuture l Trở về cuộc sống thường ngày với tư cách là chủ nhân Giải đặc biệt Giải thưởng VinFuture, mọi thứ thay đổi với bà và GS Salim S. Abdool Karim ra sao? - Sau Giải thưởng VinFuture, tôi được giới truyền thông thế giới đặc biệt chú ý. Tôi và Salim (Giáo sư Salim S. Abdool Karim – chồng của GS Quarraisha) đã có nhiều buổi nói chuyện, phỏng vấn để truyền cảm hứng cho những người đến từ các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và các nhà khoa học trẻ. Điều tôi muốn nói với các bạn trẻ là: Khoa học là thứ giúp nhân loại tiến bộ và làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi ngày càng nhiều người nghiên cứu, cả các vấn đề địa phương hay toàn cầu, để tìm ra thêm nhiều giải pháp sáng tạo thì cuộc sống của chúng ta sẽ ngày một tốt hơn. Đại dịch đã nhắc nhở chúng ta về bài học ấy, bài học của sự đoàn kết. l Bà luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các nhà khoa học trẻ, đó dường như là một điểm chung giữa bà và VinFuture? - Thực tế thì việc một cá nhân tại một nước có thu nhập trung bình khởi xướng giải thưởng tôn vinh các nhà khoa học, các công trình giúp tác động tích cực tới nhân loại là điều hiếm có và hoàn toàn khác biệt. Với VinFuture, đây mới là năm thứ 2 của Giải thưởng, trong khi thế giới có rất nhiều giải thưởng lớn. Thật hạnh phúc nếu thấy các nhà khoa học đã nhận giải lớn như Nobel vẫn mong Với tư cách thành viên Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, Giáo sư Quarraisha Abdool Karim thừa nhận bà và các đồng nghiệp đã có quãng thời gian khó khăn khi có quá nhiều nghiên cứu… tuyệt vời. Nhiều nhà khoa học nhận giải Nobel vẫnmong được VinFuture vinh danh muốn được đứng trên bục vinh danh của VinFuture. “Tôi rất hào hứng khi thấy đề cử từ Việt Nam” l Mọi thứ khác biệt và có khó khăn gì không, trong lần đầu bà tham gia VinFuture với tư cách thành viên Hội đồng sơ khảo, thưa bà? - Tham gia Hội đồng sơ khảo là một vinh dự cho tôi. Tôi và các đồng nghiệp của mình đã có quãng thời gian khó khăn để rút gọn danh sách khi có quá nhiều nghiên cứu tuyệt vời. Tôi bị ấn tượng với số lượng đơn đăng kí trong mỗi danh mục cũng như chất lượng, tỉ lệ phân bố về địa lý, giới tính của các nhà khoa học, những công trình tham gia đề cử VinFuture năm nay. l Chủ đề “Hồi sinh và Tái thiết” mùa giải VinFuture thứ 2 được thể hiện ra sao qua các đề cử, thưa bà? - Đây là một chủ đề sâu sắc và được phản ánh tốt qua các đề cử năm nay. Covid-19 đã cho chúng ta thấy vai trò của công nghệ để hướng tới tương lai. Tuy nhiên, ở góc độ phát triển chung của loài người, chúng ta đã có bước lùi. Bởi thế, chủ đề “Hồi sinh và Tái thiết” là lời nhắc thế giới, rằng chúng ta vẫn còn nhiều thách thức và không thể bỏ dở những điều đang làm. l Các tiêu chí nào được Hội đồng Sơ khảo đề cao khi chấm giải và vì sao, thưa GS? - Các tiêu chí không thay đổi, đó là sự xuất sắc trong lĩnh vực khoa học, không riêng với sức khỏe. Tôi nghĩ điều này cũng phản ánh rằng, dù Covid-19 chưa kết thúc nhưng chúng ta đã bước sang giai đoạn sống chung với dịch bệnh. Tôi đặc biệt quan tâm tới một số vấn đề liên quan tới môi trường, an ninh lương thực, y học chính xác hay các công nghệ mới giúp khôi phục thính giác, thị lực hay công nghệ nano áp dụng trong phục hồi thương tổn, tránh việc cắt cụt chi… l Liệu có cơ hội nào cho các nhà khoa học tới từ Việt Nam hay các nước đang phát triển cho Giải thường lớn không, thưa bà? - Tôi đã rất hào hứng khi thấy các đề cử từ Việt Nam bởi tôi nghĩ, đây là cách để khuyến khích khoa học trong nước. Sẽ thật tuyệt vời nếu một nhà khoa học Việt Nam hay một người từ quốc gia đang phát triển thắng giải bởi đây là nơi đang phải đối mặt với đa số các vấn đề toàn cầu. Tôi nghĩ rằng, dù chưa thể ngay lúc này nhưng chúng ta đang nỗ lực cho tương lai đó. Có nhiều thách thức cần giải quyết nhưng mọi thứ không thể xử lí một sớm một chiều. Đây là một quá trình cần thời gian và tôi nghĩ rằng chúng ta đang xây dựng nền tảng vững chắc để nhìn thấy thành quả sau vài năm nữa. l Xin cảm ơn GS! 29 công trình đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước về khoa học công nghệ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ cho tác giả, đại diện tác giả, đại diện đồng tác giả của 12 công trình, cụm công trình. ẢNH: TTXVN QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==