Khoa học và Đời sống số 47/2022

Số 47 (4257) Thứ Năm (24/11/2022) 7 SỨC KHỎE MỚI Khoa học và Đời sống giới thiệu một số biện pháp dưới đây giúp nàng chăm da tươi tắn, bất chấp gió mùa: 1. Uống 2 - 2,5 lít nước lọc mỗi ngày giúp cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong. Khi trời khô hanh, độ ẩm không khí thấp khiến da khô sần, dễ tổn thương, do đó cần cung cấp độ ẩm đầy đủ và kịp thời. 2. Tránh chà xát và gãi vùng da tổn thương. Bôi kem dưỡng ẩm để chống khô da và chống ngứa. Mặc quần áo mềm mại, thoáng khí (100% cotton). Nếu muốn mặc đồ len và các loại vải thô khác, hãy mặc một lớp vải mềm bên trong. 3. Bôi kem chống nắng và che chắn cẩn thận khi ra ngoài. Sử dụng sữa tắm, sữa rửa mặt dịu nhẹ. Tuyệt đối không tắm các loại lá vì sẽ khiến da khô hơn do làm thay đổi độ pH trên da. Các loại lá tắm cũng có thể chứa nhiều vi khuẩn, chất bẩn gây nhiễm trùng trên da, gây tổn thương hàng rào bảo vệ da. 4. Tăng cường ăn các loại rau củ, hoa quả, thực phẩm giàu vitamin B từ thịt gà, cá ngừ, ngũ cốc, các loại đậu, bơ, chuối cũng giúp cấp nước cho da từ bên trong. 5. Bên cạnh đó, chị em cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cần thiết cho không khí, hạn chế da bị khô. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng da khô, nứt nẻ vào mùa lạnh nên lưu ý các điểm sau: - Nên sử dụng kem chống nắng quanh năm bởi các tia tử ngoại gây cháy nắng, ung thư da, lão hóa vẫn hoạt động rất mạnh trong mùa đông. - Tránh lạm dụng dưỡng ẩm. Dùng quá nhiều kem dưỡng ẩm khiến da bị “khó thở”, lỗ chân lông bị bít tắc nhất là trường hợp da dầu, dẫn tới ngăn cản quá trình hô hấp của da, khiến da có thể dễ nhiễm khuẩn và lên mụn. - Không rửa mặt bằng nước nóng. Nước nóng khiến làn da trở nên mất cân bằng, khô nứt và đau rát. Hãy sử dụng nước mát hoặc ấm để rửa mặt. Ngoài ra cũng nên tăng cường vận động để máu lưu thông hỗ trợ làn da luôn hồng hào, tươi tắn. ThS.BS. HOÀNG VĂN TÂM (Phó Trưởng Khoa Điều trị nội trú ban ngày, bệnh viện Da liễu TƯ) Chămsócda tươi tắnbất chấp nứt nẻmùaĐông Anh Trần Minh Hiếu (ngụ Dĩ An, Bình Dương) thì cho rằng, cơ quan chức năng về ATTP của Việt Nam cần vào cuộc lấy mẫu bất kỳ sản phẩm là miến gói, mì gói trên thị trường, để xét nghiệm thành phần chất cấm, vì hàng xuất khẩu mà tồn dư chất cấm vượt ngưỡng thì hàng dùng cho nội địa cũng khó có thể đảm bảo an toàn. Ethylene oxide có thể gây đột biến, ung thư Trao đổi với PV Khoa học và Đời sống, TS Phan Thế Đồng, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng thực phẩm TPHCM cho biết, ethylene oxide (EO) còn có các tên gọi khác như Etylen Oxit, Alkene Oxide, Dimethylene Oxide. EO không phải thuốc trừ sâu dùng trong nuôi trồng, mà được sử dụng tiệt trùng thiết bị sản xuất, dụng cụ trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, sản xuất dược phẩm và thú y. Ngoài ra, EO còn được dùng một lượng nhỏ để bảo quản thực phẩm, kho chứa nguyên liệu thực phẩm. Khi dùng EO thì khả năng dư lượng trong thiết bị, kho chứa thực phẩm là không tránh khỏi. Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây tồn dư EO quá liều lượng cho phép trong thực phẩm. Do đó, nếu sử dụng EO bảo quản thực phẩm, nhà sản xuất phải tính đến lưu lượng tồn dư EO trong thiết bị sản xuất và kho chứa nguyên liệu. Mặt khác, gói gia vị trong mì tôm rất dễ bị hỏng, mốc, sâu mọt, nên người ta dùng EO để bảo quản được lâu. Nếu trong sợi mì cũng có dư lượng EO thì cần truy xuất nguồn gốc nguyên liệu khi nhập về, có thể đơn vị cung cấp nguyên liệu đã sử dụng EO để khử trùng kho chứa, thiết bị, bảo quản nguyên liệu... “Liều lượng EO khi sử dụng để bảo quản thực phẩm phụ thuộc vào số lượng, thành phần trong nguyên liệu. Bởi nếu một thành phần nào đó trong nguyên liệu có khả năng liên kết EO thì phải hạn chế liều lượng khi sử dụng. Mặc dù EO là chất khí bay hơi, nhưng nếu nó gặp thành phần liên kết có trong nguyên liệu thực phẩm thì chỉ có thể bay hơi ở nhiệt độ từ 200 - 300 độ C. Một số nước trên thế giới cấm sử dụng EO vì lý do bay hơi. Công nhân tiếp xúc trực tiếp với EO khi tiệt trùng thiết bị, bảo quản nguyên liệu thực phẩm... cần đeo mặt nạ, khẩu trang và bảo hộ lao động. Việc công nhân hít phải EO ở hàm lượng cao có thể dẫn tới phản ứng cấp tính như: Buồn nôn, nôn mửa, rối loạn thần kinh, viêm phế quản, phù phổi... Tiếp xúc da hoặc mắt với dung dịch EO gây kích ứng da và mắt ở người” – TS Phan Thế Đồng nhấn mạnh. Ngoài ra, Cơ quan hóa chất châu Âu phân EO là chất gây đột biến, ung thư. Việc tiêu thụ thực phẩm có chứa EO với lượng nhiều và trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ gây hại sức khỏe. Hiện, dư luận đặt câu hỏi: Asia foods cần nhanh chóng báo cáo thực tế tình hình sản phẩm mì ăn liền gấu đỏ vị tôm chua bị TFDA phát hiện có mối nguy chất cấm EO. Sản phẩm trên có cùng lô hàng với sản phẩm đang lưu thông tại thị trường Việt Nam hay không? Nếu có thì xử lý thế nào để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. n QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT Vào mùa Đông, độ ẩm, nhiệt độ thấp khiến làn da trở nên khô ráp, bong tróc kèm theo các triệu chứng như ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí nứt nẻ, tổn thương nặng nề. Đặc biệt, đây cũng là thời kỳ dễ mắc các bệnh về da như: dị ứng, chàm, vẩy nến… Cách nào để giúp món mì ăn liền ngon và ít tác hại nhất? Hãy xem 4 lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng dưới đây. Chần qua vắt mì ăn liền Cho vắt mì vào nước sôi, chần qua, khi mì tương đối nở, hãy đổ nước mì đầu tiên và nấu một nồi nước sôi khác để dùng chung với mì sau đó. Việc này nhằm giảm lượng dầu và muối dư trong mì. Bên ngoài sợi mì bao phủ lớp sáp dầu rất lớn (được chiên sẵn trong quá trình sản xuất) gây khó tiêu và hại cơ thể, việc chần qua có thể loại bỏ một phần lớp sáp dầu có hại này. Nấu mì kèm các loại thực phẩm khác Việc thêm một số loại rau và thịt nạc có thể bổ sung những chất cần thiết này, giúp cân bằng dinh dưỡng, khiến tô mì trở nên ngon miệng hơn rất nhiều. Chỉ nên cho một nửa gói gia vị khi nước đã nguội bớt Gói gia vị nêm mì thường chứa rất nhiều bột ngọt và muối, rất có hại cho sức khỏe. Vì vậy, hạn chế dùng chúng hay chỉ dùng phân nửa đã đủ để thưởng thức hương vị đậm đà, mà không quá ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Một số người còn có thói quen cho gia vị sẵn trong mì và sau đó đổ nước sôi vào. Đây cũng là một cách tự động “nạp chất độc” vào cơ thể. Bởi lẽ khi gặp nước sôi, bột ngọt trong gia vị (chủ yếu là Monosodium glutamate) sẽ bị biến đổi cấu trúc phân tử và hóa thành chất độc. Vì vậy cách ăn an toàn nhất là nên đợi nước nguội bớt hoặc sợi mì hơi chín thì mới nêm gia vị vào. Không nên uống nhiều nước mì tôm Nước mì tôm cũng là một trong những điểm thu hút của mì gói bởi hương vị thơm ngon hấp dẫn của nó. Tuy nhiên vì lượng muối và dầu quá nhiều trong nước sẽ gây hại đến sức khỏe, vì vậy nên hạn chế. Tốt nhất nên chắt bớt nửa lượng nước trong bát bỏ đi trước khi ăn. K.NGUYỄN Mì tôm chứa rất nhiều carbohydrate nhưng lại ít chất xơ, vitamin, khoáng chất, khi ăn, cơ bản không có lợi cho sức khỏe, nhưng cơ thể vẫn đối mặt với nhiều nguy cơ không tốt. Ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết, lão hóa nhanh: Trong mì tôm chứa nhiều chất mỡ có thể làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của sản phẩm. Nếu cứ dung nạp chất này quá nhiều trong thời gian dài, chất chống oxy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa. Đối mặt với bệnh dạ dày, tiêu hóa: Mì tôm có chứa nhiều dầu và hương liệu, chất phụ gia. Do đó, ăn mì thường xuyên có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa. Lâu dần có thể gây rối loạn chức năng dạ dày, dễ bị đầy hơi, đau dạ dày… Nguy cơ ung thư trực tràng: Nhiều nghiên cứu chỉ ra, những thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa trong mì tôm ăn trong thời gian dài dễ gây táo bón. Bị táo bón mạn tính cũng được xem là yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư trực tràng. Bệnh tiểu đường, timmạch: Mì tôm chứa chất béo nhiều transfat và chất béo bão hòa vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch. Bị sỏi thận: Mì tôm chứa nhiều muối. Ăn nhiều mì tôm vô tình làm hại thận, thậm chí có thể gây sỏi thận. Loại mì nào cũng chứa phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn, tạo cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, chất này lại có thể tăng nguy cơ loãng xương, mất xương, răng yếu dần nếu dùng nhiều... HÀ NGỌC Cách chế biến giảm tác hại củamì tôm Tác hại khi ăn quá nhiều mì ăn liền

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==