Khoa học và Đời sống số 46/2022

Số 46 (4256) Thứ Năm (17/11/2022) 9 ự án 585 đưa bác sĩ trẻ tình nguyện đã được đào tạo có trình độ khá, giỏi về tăng cường vùng khó khăn, giúp phát triển hệ thống y tế cơ sở, thu hẹp khoảng cách chăm sóc sức khỏe giữa các vùng miền là một dự án mang tính nhân văn của Bộ Y tế. Hình ảnh người thầy thuốc Bệnh viện E sau 2-3 năm tình nguyện hỗ trợ huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), huyện Sìn Hồ (Lai Châu)… đã in đậm trong trái tim người dân vùng cao, được bà con hết mực tin yêu. Chia sẻ nguồn sữa quý giá của mình cho con sản phụ bị bệnh Đối với BS trẻ Trần Thị Hải Hà, Khoa Phụ sản Bệnh viện E, có lẽ không bao giờ quên những kỷ niệm đáng nhớ trong thời gian 2 năm công tác tại Khoa SỨC KHỎE MỚI Ngày 15/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Nghị định số 95/2022/ NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế trong đó tổ chức lại một số Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế. Nghị định số 95/2022/NĐ-CP quy định Bộ Y tế có 21 tổ chức, trong đó có 18 tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Nghị định gồm năm điều, quy định vị trí chức năng; nhiệm vụ quyền hạn; cơ cấu tổ chức; hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành của Bộ Y tế. Cụ thể, Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh; trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác; chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật… Nghị định cũng đã thống nhất Bộ Y tế vẫn sẽ có cơ cấu bao gồm 21 tổ chức: Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Văn phòng bộ, Thanh tra bộ, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Cục Y tế dự phòng… Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, theo nghị định mới, sẽ đổi tên là Cục Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình giảm quy mô xuống cấp cục, thành Cục Dân số. Như vậy đây là lần giảm quy mô kế tiếp của cơ quan này, khi trước đây là tổ chức tương đương cấp bộ (Ủy ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em). Theo cơ cấu tổ chức này, Vụ Truyền thông Thi đua và Khen thưởng (thuộc Bộ Y tế) không tiếp tục được duy trì ở vị trí một vụ độc lập như hiện nay. Trước đó, Bộ Y tế có 23 tổ chức, trong đó có 20 tổ chức giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước. NHẬT HÀ BỘ Y TẾ : Nghị địnhmới tổ chức lại một số Vụ, Cục, Tổng cục Điềuquýnhất làđược bàcon tinyêu THÚY NGA tập tục không tốt cho sức khỏe như cúng thầy mo chữa bệnh; Nếu như trước đây, khi đẻ, người dân tộc chỉ để bà lang và chồng vào đỡ đẻ thì đến nay họ đã để các bác sĩ đỡ và tham gia chăm sóc sức khỏe. Người dân nơi đây cũng đã hiểu nếu có bệnh tật thì đến bệnh viện, sinh nở thì đến bác sĩ giúp… Tích cực triển khai kỹ thuật cứu sống người bệnh Chia sẻ về thời gian 3 năm công tác tại vùng cao Sìn Hồ (Lai Châu), BS Hoàng Văn Tuấn, Khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E cho hay: “Vượt qua những khó khăn ban đầu, tôi tích cực tham gia các hoạt động khám chữa bệnh, hội chẩn chuyên môn khi cần thiết, chuyển tuyến các bệnh nhân nặng, khám hiến máu, bình bệnh án…”. Đặc biệt, BS Tuấn cùng với các bác sĩ, điều dưỡng ở khoa Nhi - HSCC, các khoa lâm sàng của TTYT Sìn Hồ luôn chú trọng triển khai các dịch vụ kĩ thuật mới phù hợp với tuyến cơ sở, điều kiện trang thiết bị sẵn có tại đơn vị và một số dịch vụ kĩ thuật vượt tuyến, triển khai và nâng cao mô hình cấp cứu sơ sinh sau đẻ. Đối với những trẻ non tháng, có dị tật bẩm sinh, trẻ có nguy cơ suy hô hấp, ngạt sơ sinh,… khoa Chăm sóc sức khỏe sơ sinh thông báo cho khoa Nhi-HSCC, đồng thời chủ động chuẩn bị và xử trí cấp cứu ngay sau khi trẻ được sinh ra tại phòng đẻ, phòng mổ rồi đưa trẻ về khoa Nhi điều trị tiếp. Thực hiện triển khai một số danh mục kĩ thuật chưa triển khai tại đơn vị: đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đặt cathter tĩnh mạch rốn, đặt đường truyền trong xương cấp cứu trẻ nhi, triển khai thở CPAP cho trẻ sơ sinh, gây dính màng phổi, lấy máu động mạch sơ sinh, tham gia xây dựng kế hoạch truyền máu cấp cứu tại đơn vị… Phối hợp thực hiện thành thạo các kĩ thuật cơ bản khác như đặt ống NKQ, cấp cứu ngừng tuần hoàn, các cấp cứu loạn nhịp tim, chọc hút dẫn lưu dịch màng phổi, thở máy xâm nhập và không xâm nhập, chọc dịch não tuỷ…n Chăm sóc sức khỏe sinh sản và phụ sản – Trung tâm y tế huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Là bác sĩ chuyên ngành sản, BS Hải Hà đã cùng các đồng nghiệp thực hiện được mọi kỹ thuật sản khoa. Trong 158 ca mổ lấy thai, có nhiều ca mổ khó (ngôi ngang sa chi trên, rau tiền đạo, rau cài răng lược, mổ cắt tử cung bán phần cấp cứu), mổ lấy thai phối hợp các phẫu thuật khác (triệt sản, bóc u buồng trứng, cắt ruột thừa viêm...); 39 ca mổ khác, gồm: mổ phụ khoa (chửa ngoài tử cung, bóc u xơ tử cung, bóc u buồng trứng, tháo xoắn phần phụ...); mổ làm lại vết khâu thành bụng nhiễm trùng; mổ thoát vị thành bụng; mổ lấy khối máu tụ tầng sinh môn; mổ viêm phúc mạc ổ bụng... BS Hà cũng đã không ít lần chia sẻ nguồn sữa quý giá của mình khi đang nuôi con nhỏ (8 tháng tuổi) cho những đứa con đang khát sữa của sản phụ bị suy dinh dưỡng hoặc mắc bệnh lý sau sinh… Hoặc cứu sống thành công cháu bé ngôi ngang sa chi trên với đôi tay “chấp chới” hẳn ra phía ngoài bụng mẹ như nhắn nhủ “Bác sĩ ơi, cứu con với”… Không những thế BS Hà còn vận động người dân, người Mông bỏ những Đánh giá hiệu quả đối với dự án 585, TS Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện E khẳng định, đây là một dự án mang tính nhân văn của Bộ Y tế mà Bệnh viện E đã hưởng ứng và tham gia ngay từ đầu. Điều này khẳng định được nội lực của Bệnh viện E về yếu tố con người cũng như về chuyên môn. Những trải nghiệm thực tế sẽ làm dày thêm kinh nghiệm sống của các bác sĩ trẻ, trở thành hành trang giúp các bác sĩ trẻ vững tin vào cuộc sống, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân. THẦY THUỐC TRẺ HỖ TRỢ VÙNG CAO: D

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==