Khoa học và Đời sống số 46/2022

Số 46 (4256) Thứ Năm (17/11/2022) TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 Sau những biến cố của thời cuộc, vô số cổ vật của Việt Nam, đặc biệt là cổ vật thuộc triều Nguyễn, đã lưu lạc ở nước ngoài. Một số cổ vật đã được trở về với quê hương, nhưng rất nhiều nằm trong bộ sưu tập của các nhà sưu tầm hoặc bảo tàng trên khắp thế giới. Thái A kiếm là một hiện vật tiêu biểu, đang được trưng bày tại Bảo tàng Quân đội Pháp ở thành phố Paris. Lý giải tên gọi Thái A kiếm Giáo sư Võ Quang Yến, một nhà nghiên cứu người Việt sinh sống tại Paris có cơ hội cầm trên tay và quan sát thanh kiếm này. Ông mô tả, Thái A kiếm gồm 2 phần, phần lưỡi dài khoảng 1m, phần cán ngắn bằng 1/5 chiều dài của lưỡi. Đầu cán là một đầu rồng bằng vàng được nối với phần đốc kiếm bằng ngọc thạch có tạo 7 đốt như đốt tre. Miệng rồng nhả ra một băng mạ vàng cũng mang phía ngoài 4 chuỗi san hô xanh đỏ uốn quanh về đốc kiếm. Ở đằng cuối, cánh đốc kiếm này nở rộng ra quanh lưỡi kiếm, có chạm trổ những hình lá và nạm những hạt kim cương. Lưỡi kiếm hình hơi cong, là một thanh thép sáng ngời, khắc ở phần trên là một mặt trời nằm giữa mấy cuộn mây và liền sát với 3 chữ Hán: Thái A kiếm. Lý giải tên gọi Thái A kiếm, giáo sư Võ Quang Yến nhắc lại câu chuyện nhà Tần (Trung Hoa cổ) sau khi diệt được nhà Ngô và qua xem thiên văn chỉ dẫn đã tìm được hai báu kiếm là Long Tuyền và Thái A. Ông cho rằng việc nhà Nguyễn đặt tên kiếm là Thái A giống như một hình thức ví von, với thâm ý chiến thắng của nhà Nguyễn trước nhà Tây Sơn cũng giống như nhà Tần dẹp được nhà Ngô, là chiến công vang danh thiên hạ. Lưu lạc sau vụ “Kinh đô thất thủ” Về nguồn gốc của Thái A kiếm, giáo sư Võ Quang Yến khẳng định, đây chính là thanh bảo kiếm của vua Gia Long, vốn được trưng bày trong Đại Nội Huế, đã bị người Pháp lấy đi sau vụ “Kinh đô thất thủ” vào tháng 7/1885. Vị giáo sư họ Võ cũng kể về hai sự kiện liên quan đến thanh kiếm bảo vật này. Đầu tiên, đó là việc vua Đồng Khánh khi tiếp nhà văn Jules Boissière năm 1888 tại Huế đã tỏ ý muốn người Pháp trả lại thanh kiếm. Khi đó, nhà vua đã nói về tầm quan trọng của Thái A kiếm như sau: “Một bảo vật lịch sử tượng trưng quan hệ đến hạnh phúc và sự bảo tồn dân tộc”. Một sự kiện nữa là vào ngày 3/10/1913, kẻ gian đã đột nhập vào Bảo tàng quân đội Pháp và lấy đi phần bao kiếm. Phần bao này hẳn đã được chế tác rất tinh xảo với chất liệu vàng và ngọc quý. Sau một thế kỷ với vô số biến động lịch sử, không còn ai biết điều gì về số phận chiếc bao kiếm này. Theo tìm hiểu, Thái A kiếm sẽ được hồi hương trong tương lai, sau những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam.n Nằm bên ở xã Hương Long, TP Huế, Văn miếu Huế (còn gọi là Văn Thánh Huế) là di tích gắn với nền khoa cử của nhà Nguyễn, đồng thời cũng là một công trình kiến trúc đặc sắc của kinh thành Huế xưa. Ở cảnh hoang phế… Theo sử sách, khi các chúa Nguyễn khai phá phương Nam, Văn Miếu đầu tiên ở Huế được lập tại làng Triều Sơn, đến năm 1770 thì dời đến xã Long Hồ. Năm 1808, vua Gia Long cho xây Văn miếu mới ở vị trí hiện tại. Văn miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ. Trong một thế kỷ sau khi được xây dựng, văn Miếu Huế đã trải qua nhiều đợt tu sửa, làm mới một số đồ thờ và xây dựng thêm một số công trình phụ (vào các năm 1818, 1820, 1822, 1830, 1840, 1895, 1903). Khi còn nguyên vẹn, Văn miếu Huế là một quần thể kiến trúc bề thế với gần 20 công trình như: Chính điện, Đông vu, Tây vu, Thần trù, Thần khố, Hữu Văn đường, Duỵ Lễ đường, nhà Thổ Công, Đại Thành môn, Văn Miếu môn, Quan Đức môn, Linh tinh Môn, La thành, Bến vua ngự… Đến năm 1947, khi tái chiếm Huế và đồn trú tại Văn miếu, quân đội Pháp đã tàn phá nặng nề di tích này. Nhiều thập niên sau đó, Văn miếu Huế rơi vào cảnh hoang phế và đổ nát. … 65,9 tỷ đại trùng tu thành Quần thể kiến trúc bề thế Ngày nay, Văn miếu Huế chỉ còn một số công trình như Linh tinh môn, Văn Miếu môn, Đại Thành môn, Đông vu, Tây vu, hai nhà bia trước sân miếu, hệ thống bia tiến sĩ… Nhiều tòa nhà trong khuôn viên chỉ còn lại nền móng. Vừa qua, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 7, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII đã quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi Di tích Văn Miếu” giai đoạn 1. Việc đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới. Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 65,9 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, dự kiến triển khai trong 3 năm. Dự án này sẽ phục hồi thích nghi toàn bộ công trình Văn Miếu chính điện rộng 830m2; phục hồi hệ tường móng xây gạch và các bậc cấp, cân chỉnh hệ thống chân táng đá Thanh hiện trạng, mặt nền hoàn thiện lát gạch men Bát Tràng… Đồng thời, tu bổ, phục hồi sân miếu, Đại Thành môn, Kim Thanh môn, Ngọc Chấn môn, Văn Miếu môn cùng hạ tầng kỹ thuật liên quan.n Địa danh nào ởHưng Yên được mệnh danh là “Tiểu Tràng An”? A. Phố Hiến B. Mỹ Hào C. Phố Nối Đáp án Quizz test số 45 Đáp án đúng B: Ngục tối (Cachot) Ngục tối (Cachot) dùng để giam những người bị trừng phạt vì vi phạm nội quy của nhà tù. Cachot ở Hỏa Lò là “Địa ngục của địa ngục”, là không gian chật hẹp, tối tăm, tường quét hắc ín. Phòng giam này được thiết kế khiến phạm nhân không thể nằm ngủ. Những ai từng bị nhốt ở đây một thời gian đều bị phù, ghẻ lở và thiếu dưỡng chất do thiếu vệ sinh và ánh nắng mặt trời.n QUỐC LÊ THANH BÌNH THÂM CUNG BÍ SỬ CỔ VẬT TRIỀU NGUYỄN “LƯU LẠC” Ở NƯỚC NGOÀI DiệnmạoVănmiếuHuế trước giờ“G”đại trùng tu Thái A kiếm của vua Gia Long có gì đặc biệt? Văn miếu Huế sẽ thoát khỏi tình cảnh hoang tàn, để trở về với diện mạo thuở hoàng kim, trở thành điểm tham quan hấp dẫn dành cho du khách ở Cố đô Huế. Thái A kiếm là bảo vật của Việt Nam gắn liền với sự nghiệp của vua Gia Long; có giá trị lịch sử không thua kém Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”. Thái A kiếm - Hình ảnh đăng trên trang web của Bảo tàng Quân đội (Musee-armee.fr).

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==