Khoa học và Đời sống số 45/2022

Số 45 (4255) Thứ Năm (10/11/2022) DOANH NGHIỆP - HỘI NHẬP 21 rong bối cảnh kinh doanh thua lỗ quý 3/2022, CTCP Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) lại còn “dính” loạt vấn đề khác khiến cổ phiếu lao dốc còn vài ngàn đồng. Thua lỗ, bị phong toả tài khoản… cổphiếu laodốc Trong 9 tháng năm 2022, tình hình xung đột Nga - Ukraine diễn biến phức tạp khiến giá cả nguyên, nhiên liệu như than và xăng dầu tăng cao. Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách “Zero Covid”, kiểm soát nghiêm ngặt ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thế giới. Ngoài ra, thị trường xi măng trong nước và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do lượng cung vượt xa cầu… Kinh doanh thua lỗ, phải thu và tồn kho tăng cao Chính những điều này khiến biên lãi gộp quý 3/2022 của Xi măng Bỉm Sơn giảm phân nửa về còn hơn 4,2%, cộng thêm chi phí tăng cao mà doanh nghiệp này chìm trong thua lỗ tới 36 tỷ đồng, nặng hơn con số hơn 6 tỷ đồng của cùng kỳ 2021. Lũy kế 9 tháng, Xi măng Bỉm Sơn ghi nhận 3.299 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ 6% so cùng kỳ và lãi ròng đi ngang tại mức 93 tỷ đồng lãi ròng. Năm 2022, Xi măng Bỉm Sơn đặt mục tiêu 4.719 tỷ đồng doanh thu và 160 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, Công ty đã thực hiện được 70% kế hoạch doanh thu và 55% chỉ tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm cuối tháng 9/2022 của Xi măng Bỉm Sơn cũng đáng lưu tâm. Tổng tài sản của Xi măng Bỉm Sơn tăng 11% so với đầu năm, lên mức 4.362 tỷ đồng. Trong đó, phải thu ngắn hạn khách hàng tăng vọt gấp 9 lần lên 312 tỷ đồng. Còn hàng tồn kho gấp 1,8 lần khi chiếm hơn 648 tỷ đồng, do tăng nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Ngược lại, tiền mặt và các khoản tương đương lại lao dốc 56% về còn 41,6 tỷ đồng. Trong cơ cấu nợ phải trả hơn 2.213 tỷ đồng (tăng 23%), Xi măng Bỉm Sơn đang vay nợ tài chính gần 671 tỷ đồng chủ yếu là vay ngắn hạn. Đặc biệt, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ tiếp tục âm hơn 53 tỷ đồng do ảnh hưởng của dòng tiền đầu tư (âm 172 tỷ đồng) khi Xi măng Bỉm Sơn chi gần 200 tỷ để mua sắm và xây dựng trong khi tình hình thị trường không thuận lợi. MINH AN 7/2021 đến đầu tháng 12/2021 khi tăng một mạch từ dưới mệnh giá là 9.200 đồng/cổ phiếu để lên sát 27.000 đồng/ cổ phiếu, tức tăng gần gấp 3 lần. Thanh khoản giai đoạn đó của BCC cũng rất sôi động khi có phiên lên tới 18 triệu cổ phiếu được sang tay. Điều đáng nói, đây không phải là thời kỳ kinh doanh hoàng kim của Xi măng Bỉm Sơn khi mà quý 3 và 4/2021 lần lượt lỗ hơn 6 tỷ và 9 tỷ đồng kéo lãi ròng cả năm 2021 về còn 84 tỷ đồng, giảm 45% so năm 2020. Sau khi lập đỉnh, từ cuối năm 2021 đến nay, cổ phiếu BCC đã liên tục đi xuống và kết phiên ngày 7/11 vừa qua chỉ còn vỏn vẹn 6.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm hơn 71% chỉ trong vòng 1 năm qua. Tức vốn hóa BCC đã “bay hơi” khoảng hơn 2.400 tỷ, từ mức đỉnh 3.300 tỷ về còn hơn 800 tỷ đồng.n Bị phong tỏa tài khoản, dính nghi án “giấu lãi” Bối cảnh tình hình kinh doanh thua lỗ là vậy, ngày 25/10 vừa qua, Xi măng Bỉm Sơn còn nhận được quyết định về việc phong tỏa tài khoản, tài sản từ Chi cục Thi hành án Dân sự thị xã Bỉm Sơn. Theo đó, Xi măng Bỉm Sơn bị phong tỏa số tiền hơn 2 tỷ đồng trong tài khoản tại VietinBank chi nhánh Bắc Thanh Hóa do Chi cục Thi hành án xét thấy cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản liên quan đến việc thu tiền của người phải thi hành án. Xi măng Bỉm Sơn không công bố rõ vụ án dân sự này là gì, song chỉ vài ngày sau đó, công ty đã được chấm dứt việc phong tỏa tài khoản này sau khi kết quả khấu trừ tiền trong tài khoản thực hiện thành công. T Trái chiều lợi nhuậndoanhnghiệpximăng XI MĂNG BỈM SƠN: Đây không chỉ là “vết đen” duy nhất của Xi măng Bỉm Sơn, mà trước đó hồi tháng 8/2022, công ty còn dính nghi án “giấu lãi”. Vào thời điểm đó, Xi măng Bỉm Sơn công bố báo cáo tài chính năm 2021 sau kiểm toán Nhà nước với lợi nhuận điều chỉnh tăng thêm 44 tỷ đồng lên 122 tỷ đồng. Sở dĩ có sự thay đổi này do kiểm toán điều chỉnh giảm gần 11 tỷ đồng giá vốn của năm 2021 nên lợi nhuận gộp tăng tương ứng lên 498 tỷ đồng. Ngược lại, lợi nhuận khác lại được điều chỉnh từ mức âm 28 tỷ đồng thành có lãi gần 10 tỷ đồng. Vốn hóa “bay hơi” 2.400 tỷ đồng Trên thị trường, cổ phiếu BCC từng làm mưa làm gió trong giai đoạn tháng Theo Vụ Vật liệu xây dựng, 9 tháng năm 2022, lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng chỉ đạt khoảng 72,93 triệu tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó sản lượng tiêu thụ trong nước tăng 5% khi chiếm 48,96 triệu tấn, nhưng xuất khẩu lại giảm mạnh 28% về mức khoảng 23.97 triệu tấn. Tồn kho cả nước 9 tháng 2022 khoảng 5,9 triệu tấn, tương đương khoảng 25 - 30 ngày sản xuất, chủ yếu là clinker. Mặc dù tình hình không thuận lợi do sản lượng tiêu thụ giảm và chi phí than đầu vào tăng cao, song kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xi măng cũng ghi nhận biến động trái chiều. Trong đó, lợi nhuận trước thuế 9 tháng của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đạt 1.452,8 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2021. CTCP Xi măng Vicem Bút Sơn (HNX: BTS) cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế 9 tháng tăng gấp 2,2 lần lên mức 55 tỷ đồng. CTCP Xi măng Vicem Hoàng Mai (HNX: HOM) đạt lãi ròng gấp 10,7 lần cùng kỳ với 15 tỷ đồng. CTCP Xi măng VICEM Hải Vân (HOSE: HVX) ghi lãi 1,6 tỷ đồng trong 9 tháng, gấp 4 lần cùng kỳ. CTCP Xi măng Thái Bình (HNX: TBX) lãi 430 triệu đồng, cũng gấp đôi cùng kỳ. Ngược lại, ngoài Xi măng Bỉm Sơn thì CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên (HoSE: HT1) cũng ghi nhận lợi nhuận suy giảm tới 35% về còn gần 204 tỷ đồng. Thậm chí, CTCP Xi măng Phú Thọ (UPCoM: PTE) lại tiếp tục chìm trong thua lỗ với hơn 42 tỷ đồng do kinh doanh dưới giá vốn.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==