Khoa học và Đời sống số 45/2022

Số 45 (4255) Thứ Năm (10/11/2022) TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 Hai mặt của kim bài được trang trí chạm nổi và đục chạm 5 con rồng, cá chép đang uốn mình sóng và các diềm hình học đóng khung khắc chữ Hán Việt trong hộp hình chữ nhật “Duy Tân ân tặng” (維新恩贈) và “Toàn quyền phủ quản lý” (全權府管理). Kim bài này nằm trong bộ sưu tập của ông Paul Simoni (18631931), người từng làm Thủ hiến Bắc Kỳ và là ông cố của chủ sở hữu hiện tại. Trong sự nghiệp chính trị của mình, ông Paul Simoni đến Bắc Kỳ năm 1889 và làm Thủ hiến tại Bắc Kỳ, Hà Nội (1895) và Hải Phòng (1895). Huân chương được trao tặng ở đây là một trong số rất nhiều huân chương mà Paul Simoni đã nhận được trong sự nghiệp hơn 25 năm của ông trong chính quyền Pháp ở Đông Dương. Được biết, kim bài là loại huy chương hình chữ nhật làm bằng vàng, được triều đình nhà Nguyễn ban phát nhằm ghi nhận công trạng hoặc đẳng cấp của người đeo. Kim bài ban đầu chỉ được trao cho các thành viên của Hoàng gia cũng như các quan lại của triều đình An Nam, sau này được trao cho cả các quan chức Pháp kể từ khi chính quyền bảo hộ của Pháp được thành lập. Nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn đánh giá, việc kim bài “Duy Tân ân tặng” được bán với giá 70.000 Euro là điều “nằm ngoài sức tưởng tượng”. Ông Sơn cho rằng kim bài này là hiện vật “kémmỹ thuật và kém giá trị nhất” trong số các kim bài mà ông từng khảo cứu trước đây. Theo đó, kim bài mang niên hiệu của các đời vua Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định, Bảo Đại… được làm bằng vàng, có nạm kim cương hoặc hồng ngọc, tinh xảo hơn, nhưng khi mang ra đấu giá, thì giá bán thấp hơn rất nhiều. Nhà nghiên cứu này đưa ra dẫn chứng: Chiếc kim bài khắc 4 chữ Hán Đại bang duy bình (大邦維屏) của vua Khải Định được nạm 10 hồng ngọc, viền hoa văn “lưỡng long”, thuộc sưu tập của một người Italia tên Antonio Benedetto Spada, đã được một hãng đấu giá ở Pháp định giá 5.000 Euro vào năm 2009; hay kim bài khắc 3 chữ Hán An Tĩnh công (安靜 公) được bán đấu giá trên trang eBay với giá 1.919 Euro vào năm 2013. Theo ông Trần Đức Anh Sơn, việc cổ vật Việt Nam “lên giá” trong các phiên đấu giá cổ vật ở nước ngoài vừa là tín hiệu vui, vì văn hóa Việt Nam ngày càng được giới sưu tầm đánh giá cao và ưa chuộng, vừa là tín hiệu buồn, bởi giá cao quá thì con đường hồi hương của chúng sẽ ngày càng nằm ngoài tầm tay.n Theo nhiều sử liệu Việt Nam, trong số các nước phương Đông thời ấy, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đặc biệt quan tâm đến Nhật Bản. Ông chủ động xúc tiến quan hệ giao thương với tư cách chính thức của người đứng đầu nhà nước An Nam (An Nam Quốc Vương), tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương nhân Nhật Bản đến sinh sống, buôn bán ở Hội An. Trong số các thương nhân Nhật Bản, ông Araki Sotaro được Chúa Nguyễn Phúc Nguyên có cảm tình và giao cho nhiều trọng trách tại Hội An. Đặc biệt, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn lập thương nhân này một tờ thư xác nhận “ông đã tự nguyện ở dưới gối” - tức làm chức quan trung thành với Chúa. Theo ghi chép trong “Ngoại phiên thông thư” - một tư liệu cổ ghi lại thư từ ngoại giao giữa Nhật Bản thời Mạc phủ với các nước lân bang, ông Araki vốn là võ sĩ samurai thuộc Higonokuni (tỉnh Kumamoto bây giờ). Vào năm Thiên Chính thứ 16 (tức năm 1588), ông đã rời tới Nagasaki và bắt đầu nghề buôn bán bằng thuyền. Về sau, ông trở thành một thương gia lớn. Ông Araki đã đi lại buôn bán giữa các nước Xiêm (là Thái Lan hiện nay) và An Nam (một phần của Việt Nam hiện nay). Vào năm 1619, ông cùng 8 doanh nhân đi thuyền mang cờ hiệu của công ty Đông Ấn Hà Lan VOC đến cập cảng Hội An. Hành trình vượt biển đến Hội An của nhóm thương gia nước ngoài này được miêu tả trong bức tranh “Giao Chỉ Quốc mậu dịch độ hải đồ” nổi tiếng của thương gia Chaya Shinroku. Cũng trong năm 1619, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên quyết định gả con gái nuôi - công chúa Ngọc Hoa cho ông Araki. Một năm sau, ông đưa vợ về Nhật Bản định cư ở Nagasaki. Sau khi làm dâu tại Nhật Bản, công chúa Ngọc Hoa sinh cho chồng một con gái. Hai người sau đó cùng gây dựng nên một trung tâm thương mại tại Motoshikhui - Machi ở Nagasaki. Chuyện tình đẹp của công chúa Ngọc Hoa và ông Araki trở thành giai thoại được lưu truyền đến ngày nay. Theo Hội Hữu Nghị Nagasaki – Việt Nam (Nagasaki-Việt Nam Frienship Association), tên của công chúa Ngọc Hoa được đặt theo tiếng Nhật là Wukaku (Vương Gia Cửu). Do công chúa Ngọc Hoa thường gọi chồng bằng tiếng Việt “anh ơi, anh ơi” nên người Nhật đã gọi bà bằng tên thân mật là Anio-san (từ “Anio” phát âm giống như câu nói cửa miệng của bà khi gọi chồng. Sau này các cô gái xinh đẹp, dễ thương ở Nhật Bản đều được gọi là Anio-san). Ngoài ra, công chúa Ngọc Hoa được người dân ở Nagasaki yêu quý và ngưỡng mộ bởi bà thường xuyên đứng ra giúp đỡ cho dân bản địa trong việc buôn bán với Việt Nam. Công chúa Ngọc Hoa qua đời năm 1645, sau 26 năm sống tại Nhật Bản. Bà mất sau khi chồng qua đời được 10 năm. Vợ chồng công chúa Ngọc Hoa được chôn cất ở hậu viên Đại Âm Tự ở Nagasaki.n Nơi nào trong Nhà tùHỏa Lò được gọi là “địa ngục của địa ngục”? A. Trại giam D B. Ngục tối (cachot) C. Xà lim tử hình Đáp án Quizz test số 44 Đáp án đúng A: Đà Lạt Ngày 3/8/1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thámhiểmvới ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này bất thành. Sau đó, Yersin thực hiện cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đăk Lăk để đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Me Kong (thuộc địa phận Campuchia). 15h30 ngày 21/6/1893, Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Lang Biang. Trong nhật ký hành trình, ông ghi vắn tắt 3h30: grand plateau dénudé mamelonné (3h30: cao nguyên lớn trơ trụi, gò đồi nhấp nhô). Cuối năm 1899, Toàn quyền Paul Doumer ký nghị định thành lập ở Trung Kỳ tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai), hai trạm hành chính được thiết lập tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Đây có thể được xem là văn kiện chính thức thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang, tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này.n TÂM ANH THANH BÌNH THÂM CUNG BÍ SỬ CỔ VẬT TRIỀU NGUYỄN “LƯU LẠC” Ở NƯỚC NGOÀI Sựthật công chúaViệt đầu tiên làmdâuởNhật Bản Kimbài thời Vua Duy Tân giá 1,8 tỷ đồng Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Hoa cho thương nhân Nhật Bản tên Araki để thắt chặt hơn nữa quan hệ giao thương giữa hai nước. Theo đó, công chúa Ngọc Hoa được cho là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm dâu ở Nhật Bản. Theo hồ sơ của nhà đấu giá Millon, kim bài thời Vua Duy Tân (1907-1916) có giá cuối cùng 70.000 Euro (tương đương 1,8 tỷ đồng), hình chữ nhật, cao 8,6 cm, rộng 4,3 cm, trọng lượng 37,5g… Kim bài “Duy Tân ân tặng”, ảnh do nhà đấu giá Millon cung cấp. Ngày 31/10/2022, tại thành phố Paris (Pháp), trong số 329 cổ vật Việt Namđược Millon đem ra đấu giá, có hai hiện vật thu hút sự chú ý đặc biệt từ giới sưu tầmđồ cổ vì được làm từ vàng ròng. Hiện vật đầu tiên là chiếc chiếc bát vàng có chữ Khải Định niên tạo (啟定年 造) được chế tác dưới triều vua Khải Định (1916 - 1925). Trong phiên đấu giá, chiếc bát đã được mua lại với giá 680.000 Euro, cao gấp 30 lần so với giá khởi điểm, cao nhất trong các hiện vật được đấu giá cùng đợt. Hiện vật thứ 2 là một kim bài thời vua Duy Tân (1907-1916), có giá khởi điểm từ 6.000-8.000 Euro. Hiện vật này đã được bán với giá cuối cùng là 70.000 Euro (khoảng 1,75 tỷ đồng).

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==