Khoa học và Đời sống số 45/2022

Số 45 (4255) Thứ Năm (10/11/2022) TIÊU DÙNG 12 THÚY MÙI Hamkính áp tròng trôi nổi, rước họa vào thân Kính áp tròng dù rất tiện dụng và thời trang, nhưng không phải ai cũng có thể đeo kể cả kính không số. Theo các chuyên gia, một số trường hợp không nên dùng kính áp tròng gồm người bị khô mắt; viêm nhiễm mạn tính tại mi và giác mạc; không thể thao tác với kính áp tròng… Do đó muốn đeo kính áp tròng, bạn cần được bác sĩ khám để đảm bảo không có các bệnh lý viêm nhiễm đang tiến triển tại mắt. Đồng thời các bác sĩ sẽ tư vấn, chọn đúng loại kính phù hợp với mắt của mình. Bên cạnh việc chọn địa chỉ uy tín, chất lượng thì khâu vệ sinh (ngâm) kính đúng cách và sử dụng loại dung dịch chuyên dụng vô cùng quan trọng. Không nên dùng lại dung dịch ngâm kính cũ, vì có thể làm kính bị nhiễm trùng gây kích ứng mắt. Trước khi tháo lắp kính phải rửa tay sạch thật sạch. Khi đeo kính áp tròng không nên để móng tay quá dài. Không dùng chung kính áp tròng với người khác. Trường hợp kính bị rách hay trầy xước thì phải bỏ ngay lập tức. Trước khi đi ngủ hoặc sau 8 - 10 giờ sử dụng kính áp tròng, hãy tháo kính ra và ngâm vào dung dịch bảo quản theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuyệt đối không đeo qua đêm. Không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu mắt có cảm giác bị cộm, nóng rát, phải lấy kính ra khỏi mắt ngay và đi khám để điều trị kịp thời. TM (t/h) hỉ bỏ ra 39.000 đồng, người tiêu dùng có ngay cặp kính áp tròng thời trang đủ màu sắc giúp cho đôi mắt trở nên to tròn, đẹp long lanh. Tuy nhiên, việc mua kính áp tròng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ… dễ tổn thương “cửa sổ tâm hồn”. Hoa mắt thị trường kính áp tròng giá rẻ Kính áp tròng (hay kính lens) là loại kính ôm sát vào giác mạc, hình chảo, có độ cong phù hợp với giác mạc và không cần gọng đỡ. Loại kính này được sử dụng để điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị... Chính vì “nhỏ mà có võ” nên kính áp tròng được giới trẻ ưa chuộng vì vừa giải quyết tật khúc xạ mà còn giúp tăng thẩm mỹ. Nắm bắt tâm lý và nhu cầu của người dùng, thị trường kính mắt áp tròng hiện nay đa dạng về nguồn gốc, màu sắc, mẫu mã. Không khó bắt gặp những quảng cáo sỉ lẻ kính áp tròng chỉ từ 2x, 3x hay 100.000 đồng/2 cặp, 5 cặp chỉ 35.000 đồng/cặp, 10 cặp giá 31.000 đồng/cặp… nhan nhản trên facebook. Liên hệ một địa chỉ đang sỉ số lướng lớn kính áp tròng thì PV được tư vấn mua càng nhiều giá càng rẻ, sản phẩm là hàng Nhật nhưng nhà máy sản xuất tại Đài Loan. Khi hỏi về lưu ý mắt cận, loạn thì đeo thế nào thì được tư vấn chung chung không đeo quá 8 tiếng một ngày. Tối tháo ra cho vào lọ nước ngâm. Nếu không bị loạn có thể đeo giảm 0.250.5 độ để đỡ choáng. Ngoài ra còn được nhân viên tư vấn mua kèm nước ngâm, thuốc nhỏ mắt, dụng cụ, máy rửa lens… Tại một vài khu chợ sinh viên, các tiệm kính mắt, kính áp tròng đều quảng cáo hàng Thái, Nhật hay Hàn với giá rẻ đi khám được chẩn đoán tổn thương giác mạc, may còn bị nhẹ”, Thảo Vy tâm sự sau khi dùng kính áp tròng giá rẻ. giật mình. Tuy nhiên nhìn bên ngoài các sản phẩm có tiếng nước ngoài, bao bì sơ sài, không hề có tem phụ đi kèm. Trên Shopee, giá cặp kính áp tròng dao động chỉ từ 39.000 đồng/cặp đến vài trăm nghìn, đa dạng mẫu mã, khách có thể chọn màu sắc phù hợp với khuôn mặt và sở thích. Về nguồn gốc chỉ thấy người bán ghi là nước ngoài. Ghé cửa hàng thời trang trên phố thời trang Quang Trung, một số sản phẩm kính áp tròng được người bán cung cấp thông tin sơ sài về nơi sản xuất, giá dao động từ 60.000 đồng/cặp. Các sản phẩm nước rửa kính đi kèm không có hạn sử dụng cũng như tem phụ. Kính áp tròng hữu ích nhưng nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách có thể gây hại cho đôi mắt. Đặc biệt trước tình trạng “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay, nhiều người vì ham rẻ có thể đang sử dụng phải hàng giả, kém chất lượng. Từng bị cận 2,5 độ, đã dùng thử kính áp tròng nhưng Thảo Vy (25 tuổi, Bình Thạnh) mất cả tháng điều trị tại bệnh viện mắt. “Lúc mới đeo rất đẹp nhưng sau đó mắt đỏ lựng lên, cộm và ra rỉ mắt nhiều khi đi đường. Hôm sau Sở hữu đôi mắt nhỏ hay bị bạn bè trêu nên Quỳnh Chi (18 tuổi) đã lên mạng đặt kính áp tròng không độ về đeo. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng mắt to tròn ngây thơ, cô nàng chỉ thấy mắt đỏ ngầu, phải nhanh chóng tháo ra. “Sao mọi người đeo thấy đẹp mà đến em đeo mắt khô lắm, cứ 5 phút lại phải nhỏ thuốc một lần. Sợ ảnh hưởng đến mắt nên em dừng đeo ngay”, Quỳnh Chi nói. Dễ tổn thương mắt Thực tế, nhiều bạn trẻ hiện nay khi mua đồ “trang sức” cho mắt chỉ đặt yếu tố thời trang lên đầu mà không quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc. Trước đó ngày 12/7, Cục Quản lý thị trường TP.Hà Nội đã triệt phá một cơ sở sản xuất, kinh doanh kính áp tròng giả, ghi nhãn “made in Korea”. Thời điểm kiểm tra, các nhân viên của cơ sở này đang xé nhãn của kính áp tròng có xuất xứ từ Trung Quốc để thay bằng tem “made in Korea”. Mỗi ngày, cơ sở này thay nhãn từ 1.000-2.000 lọ đựng kính áp tròng rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Theo bác sĩ Nguyễn Minh Châu, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, nếu đeo kính áp tròng không đúng cách có thể khiến giác mạc bị trầy xước, viêm loét hay nhiễm trùng... Bệnh biểu mô là bệnh lý thường gặp nhất khi đeo kính áp tròg, do lớp tế bào ngoài cùng của giác mạc bị tổn thương. Chuyên gia lưu ý, những người bị các bệnh về mắt, việc đeo kính áp tròng dễ làm kích ứng mắt. Trước khi quyết định chuyển sang đeo kính áp tròng nên đến các bệnh viện mắt để các bác sĩ kiểm tra và tư vấn. Nên chọn mua của các đơn vị có uy tín, trên sản phẩm có nhãn phụ ghi thông tin đơn vị nhập khẩu, phân phối và cách dùng.n Ai không nên đeo kính áp tròng? Hỏng mắt vì đeo kính áp tròng khi tắm Trước đó, bệnh nhân Marie Mason 54 tuổi bị hỏng mắt trái do nhiễm ký sinh trùng hiếm gặp bởi đeo kính áp tròng khi tắm. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm giác mạc Acanthamoeba. Đáng nói Mason không phải là người đầu tiên mất thị lực vì bệnh Acanthamoeba. Năm 2019, Nick Humphreys (Mỹ) bị nhiễm ký sinh trùng làmmù mắt phải sau một lần tắm chỉ vì quên không tháo kính áp tròng. Quảng cáo sỉ lẻ số lượng lớn kính áp tròng không rõ nguồn gốc chỉ từ 2x Các sản phẩm kính áp tròng giá rẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe Không phải ai cũng đeo được kính áp tròng C

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==