Số 44 (4254) Thứ Năm (3/11/2022) 18 l HỎI: Xin hỏi, trường hợp nào số định danh điện tử bị khóa? Người khác có thể khóa số định danh điện tử của mình không? Cách mở thế nào? Đỗ Văn Mạnh (Hà Nội) - Trả lời: Nghị định 59/2022 quy định về định danh và xác thực điện tử có hiệu lực từ ngày 20/10, hệ thống định danh và xác thực điện tử sẽ tự động khóa tài khoản định danh điện tử trong một số trường hợp. Cụ thể: 1. Công dân yêu cầu khóa tài khoản của mình; người vi phạm điều khoản sử dụng app VNeID; người bị thu hồi căn cước công dân hoặc chủ thể danh tính điện tử chết. 2. Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử, thì gửi đề nghị khóa tài khoản tới cơ quan công an để xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan công an nơi tiếp nhận đề nghị khóa tài khoản phê duyệt việc khóa tài khoản nếu đúng quy định. Trường hợp từ chối khóa tài khoản thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do. Đối với người nước ngoài, ngoài những nội dung tương tự như trên, tài khoản định danh của họ cũng sẽ bị khóa nếu chủ tài khoản hết hạn sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; chủ thể danh tính điện tử hết thời hạn cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Còn đối với chủ tài khoản là tổ chức, Khoản 3 Điều 19 của Nghị định 59 nêu rõ tài khoản định danh bị khóa khi chủ thể có yêu cầu khóa; vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng VNelD; tổ chức giải thể, dừng hoạt động theo quy định. Cũng theo Điều 19 nêu trên, tài khoản định danh điện tử sẽ được mở khóa trong các trường hợp sau: 1. Hệ thống tự động mở khóa ngay tài khoản định danh điện tử khi các căn cứ khóa tự động tài khoản định danh điện tử đã hết. 2. Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu mở khóa tài khoản định danh điện tử thì gửi đề nghị đến cơ quan công an để giải quyết. Để yêu cầu khóa hoặc mở khóa tài khoản định danh điện tử, người dân có thể thực hiện theo 3 cách thức sau: 1. Chủ tài khoản làm theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID. 2. Liên hệ với tổng đài tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về định danh và xác thực điện tử, cung cấp những thông tin xác thực theo yêu cầu. 3. Công dân đến cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử, cung cấp thông tin xác thực chủ tài khoản để yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản của mình. LS.THS TRẦN KIM THỌ (Giám đốc Công ty Luật Phụng sự Công lý) l HỎI: Hơn 2 năm nay tôi thường xuyên bị đau đầu nhất là khi căng thẳng. Đau chủ yếu là hai bên thái dương và vùng chẩm, một tháng phải đau 15-20 ngày, mỗi đợt đau 3-4 ngày, ngủ ít. Tôi đi khám bác sĩ kết luận: đau đầu do căn nguyên tâm lý và cho thuốc uống nhưng đỡ rồi lại bị. Đề nghị cho biết nguyên nhân và cách chữa. Nguyễn Kim Hiền (Hà Nội) - Trả lời: Đau đầu căn nguyên tâm lý nói chung có 2 loại là căn nguyên tâm lý nguyên phát và căn nguyên tâm lý triệu chứng, phát sinh do trạng thái tâm lý sầu buồn của một bệnh có tổn thương thực thể. Nguyên nhân của loại đau đầu này là do rối loạn tâm thần cảm xúc, thường gặp ở những người mất thăng bằng về cảm xúc và tính tình, họ luôn xung đột với gia đình và môi trường hoạt động mà không thể hòa hợp với xã hội. Điều này bắt nguồn từ những hoàn cảnh éo le, đầy lo âu, uất hận, thất vọng, hung hãn..., thường được gọi là “căng thẳng tâm thần”. Đau đầu dạng này thường kết hợp với trạng thái tâm lý lo âu nên còn gọi là loạn thần kinh lo âu, hoặc kết hợp với trầm cảm, hoang tưởng bị bệnh. Điều trị bệnh này phải bằng liệu pháp tâm lý là chính kết hợp với dùng thuốc. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể. TS.BSCKI NGUYỄN VĂN TUẤN (Bộ môn Thần kinh, Học viện Quân y 103) l HỎI: Tôi năm nay 55 tuổi, đã đóng bảo hiểm bắt buộc 7 năm và đóng tự nguyện 3 năm. Hiện tại tôi đang muốn đóng luôn 10 năm (120 tháng) còn lại để hưởng lương hưu. Xin hỏi, cách đóng như vậy được không và lương hưu sẽ được hưởng là bao nhiêu %? Lê Thị Thắm (Hà Nội) - Trả lời: Theo Cơ quan Bảo hiểm xã hội, quy định về đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Trường hợp của bạn năm nay mới 55 tuổi nên không thuộc đối tượng được đóng bảo hiểm xã hội nêu trên. Bạn có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đến khi đủ điều kiện về tuổi (năm 2022 nữ 55 tuổi 04 tháng, sau đó mỗi năm tăng thêm 04 tháng). Khi đủ tuổi, bạn có thể đóng tiếp 1 lần cho số năm còn thiếu để hưởng lương hưu. LS ĐĂNG NGỌC DUỆ (Đoàn luật sư TP Hà Nội) BẠN ĐỌC Áp xe thành sau họng Đau đầu khi căng thẳng Trường hợp bị khóa tài khoản định danh điện tử l HỎI: Con tôi 15 tháng tuổi, bị ho, sốt cao, khó thở, đi khám bác sĩ kết luận áp xe thành sau họng. Xin hỏi, đó là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị? Trần Mai Trang (Đống Đa, Hà Nội) - Trả lời: Áp xe thành sau họng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, áp xe hình thành do quá trình viêm cấp và mưng mủ các hạch bạch huyết nằm trong khoang sau họng. Nguyên nhân do viêm VA hoặc do dị vật gây tổn thương thành sau họng. Do viêm VA mủ chảy từ trên vòm mũi họng xuống gây nên nhiễm trùng hạch bạch huyết trước cột sống (ở trẻ lớn trên 3 tuổi hạch này đã thoái hóa), đặc biệt sau các đợt nhiễm virus: sởi, cúm... Biểu hiện, bệnh nhi sốt cao, nuốt khó, mũi bị ngạt. Trẻ thường bỏ bú vì bú vào thì bị đau và bị ngạt mũi. Thường thở vào khó, khi trẻ ở tư thế đứng tăng khó thở hơn vì mủ dồn xuống dưới làm hẹp đường thở. Khám họng khi nhìn vào thành sau họng hoặc sờ bằng ngón tay thấy một khối phồng mềm, chiếm phần lớn thành sau họng, hơi lệch sang một bên, đầu bệnh nhi thường hơi ngửa ra phía sau và nghiêng về bên đau. Điều trị bằng chích rạch áp xe sớm và dùng kháng sinh, tiên lượng tốt. Trường hợp nặng mủ sẽ vỡ tràn vào đường thở gây nguy hiểm tới tính mạng. PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC DINH (Nguyên Giám đốc Bệnh viện tai mũi họng TƯ) Đóng bảo hiểm xã hội một lần để được hưởng lương hưu
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==