Số 41 (4251) Thứ Năm (13/10/2022) 5 SỨC KHỎE MỚI núp bóng thuốc lá điện tử?! gộ độc ma túy vì hút thuốc lá điện tử khiến nhiều thanh, thiếu niên nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Điều này đang trở lên phổ biến, nhưng không mấy ai dễ nhận biết. THÚY NGA Theo khảo sát của PV Khoa học và Đời sống, tuần nào Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cũng tiếp nhận điều trị bệnh nhân ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử như kích thích tăng cường ảo giác, tăng huyết áp, tụt huyết áp, yếu cơ, suy tim, suy thận... Hôn mê, tử vong vì “thử” thuốc lá điện tử Cuối tháng 8/2022 trên mạng xã hội xuất hiện nhiều clip ghi lại hình ảnh hai nam sinh Trường Cao đẳng kỹ thuật Việt Đức (Hà Tĩnh), có nhiều biểu hiện bất thường, nghi bị “ngáo đá” sau khi được bạn cho hút thuốc lá điện tử... Sáng 22/8, Trường THPT Yên Hưng, Quảng Ninh đã đưa nhóm gồm 5 học sinh nam và 2 học sinh nữ đi cấp cứu vì biểu hiện chóng mặt, buồn nôn. Nguyên nhân là vào giờ học trong sáng cùng ngày, 1 học sinh nữ đã mang đến lớp thuốc lá điện tử và rủ cả nhóm bạn hút thử, gần vào tiết 1, nhóm 7 học sinh tham gia được xác định ngộ độc. Cũng tháng 8/2022, Bệnh viện 199 (Đà Nẵng) tiếp nhận điều trị cho 1 nam thanh niên 18 tuổi hôn mê sau khi hút thuốc lá điện tử bơm tinh dầu. Cuối tháng 9/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân nữ 14 tuổi trong tình trạng hôn phần lớn là do ngộ độc ma túy” – TS.BS Nguyên nhận định. Ngoài nicotine, thuốc lá điện tử còn có đến 15.500 hương liệu tạo mùi khác nhau. Các chất này khi bị đốt cháy gây kích ứng đường hô hấp, tổn thương phổi nguy cơ gây ngộ độc, tổn thương các cơ quan nội tạng, làm tăng nguy cơ ung thư cho người hút. Chưa kể trong thuốc lá điện tử còn có các thành phần phụ gia rất phức tạp, thay đổi theo thời gian, theo thị hiếu và rất tùy tiện, thậm chí phối trộn cả ma túy gây ra các ngộ độc cấp tính, tác động tới thần kinh làm cho người sử dụng bị kích thích, lẫn lộn, hôn mê, co giật, rối loạn tâm thần. Vì vậy, phụ huynh cần nâng cao cảnh giác đề phòng con em bị dụ dỗ dùng các chất gây nghiện nguy hiểm do ngày càng có quá nhiều loại ma túy mới xuất hiện, núp bóng dưới nhiều loại thuốc, trò chơi mà không dễ nhận biết, TS.BS Nguyên khuyến cáo. Về tác hại của thuốc lá điện tử chứa nicotin, BSCKII Trần Thanh Thảo, Sở Y tế Tiền Giang cũng cho biết, nicotine là chất gây nghiện, người sử dụng bắt buộc phải dùng tiếp, nếu không sẽ vật vã khó chịu, không dứt ra được. Nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, làm suy giảm trí nhớ, làm giảm lưu lượng máu, nguy cơ đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ; suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, với phụ nữ có thai gây sinh non, thai chết lưu... Hơn nữa, thuốc lá điện tử được chứng minh đã gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi, hen, đột quỵ não, tim mạch, ung thư...n Gõ từ khóa “ma túy thuốc lá điện tử” trên Google chỉ trong 0,44 giây đã ra kết quả 6.620.000 bài viết, cho thấy hình thức này đang được các tội phạm ma túy mạnh tay “khai thác” do mới lạ và dễ “qua mặt” cơ quan chức năng. N mê, kích thích nhiều, tím tái, đồng tử giãn, nguy cơ suy hô hấp và tử vong. Theo lời kể, bệnh nhân cùng nhóm bạn được cho một loại thuốc lá điện tử, sau khi hút thử, bệnh nhân co giật, mất ý thức. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc và phơi nhiễm hoá chất có hại, theo dõi ngộ độc nicotine. Đáng chú ý, chỉ trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận ít nhất 5 trường hợp bệnh nhân là học sinh nhập viện do ngộ độc nicotine sau khi hút thuốc lá điện tử. Nhiều trường hợp ma tuý “núp bóng” thuốc lá điện tử bị phát hiện. Nicotine gây ngộ độc, ung thư TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cho biết, các ca ngộ độc thuốc lá điện tử đã và đang điều trị tại Trung tâm hầu hết là người trẻ, độ tuổi 20 và có những trường hợp là học sinh THPT. “Các ca “ngất xỉu, vật vã, kích thích” sau khi hút thuốc lá điện tử điều trị tại Trung tâm và nhiều cơ sở y tế trên cả nước đang gặp phải trong thời gian qua BS Trịnh Thế Cường, tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa và cao học chuyên khoa sâu về ung thư phổi, ung thư vú tại Trường Đại học Y Hà Nội. Là bác sĩ chuyên sâu về nội chung, có chứng chỉ siêu âm, BS Trịnh Thế Cường nhiều năm trực cấp cứu và hồi sức cho bệnh nhân, thường xuyên đi các tỉnh khám sức khỏe cho công nhân, cán bộ và bà con. Ngoài công việc tư vấn, BS Trịnh Thế Cường còn tham gia chăm sóc nhẹ tại nhà cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Năm 2021, BS Trịnh Thế Cường đã lập trang “Group Hỗ trợ bệnh nhân ung thư phổi” và Page “Bác sĩ ung thư” để cung cấp các thông tin về chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân Ung thư phổi nói riêng và ung thư nói chung. Đây cũng là nơi chia sẻ của người nhà và bệnh nhân ung thư, cùng giúp nhau vượt qua căn bệnh này. BSCườnghiệnđang công tác tại KhoaHóa chất, Bệnh viện E TƯ. Bệnh nhân ung thư cần tư vấn có thể trực tiếp trao đổi trên trang: Group Hỗ trợ bệnh nhân ung thư phổi và Page Bác sĩ ung thư https:// www.facebook.com/groups/6883728151653320, hoặc số ĐT BS Trịnh Thế Cường: 0972685636. T.NGA Mắc ung thư phổi, tư vấn bác sĩ nào? Tại Việt Nam, tỷ lệ giới trẻ sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng nhanh chóng. Năm 2015 tỷ lệ này chỉ là 0,2%, đến năm 2019, có đến 2,6% học sinh trong độ tuổi từ 13-17 hút thuốc lá điện tử (theo Điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của WHO tại 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam). Tại Hà Nội, tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử gia tăng, trong đó học sinh lớp 8 - 12 là 8,35%; lớp 10 - 12 là 12,6%; với nữ là 4,8%, nam là 12,4% (theo Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế). Cô gái 20 tuổi, hôn mê sâu, suy tim, tổn thương não lan tỏa tất cả vị trí, tổn thương gan... do ngộ độc chất ma túy thế hệ mới có trong thuốc lá điện tử. BS Trịnh Thế Cường. Nhiều trường hợp ma tuý “núp bóng” thuốc lá điện tử bị phát hiện. QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==