Số 41 (4251) Thứ Năm (13/10/2022) DOANH NGHIỆP - HỘI NHẬP 20 iệc Nhà nước trừng trị thẳng tay những người làm ăn phi pháp, coi thường pháp luật cho thấy lưới trời lồng lộng nhưng gian thương khó thoát được công lý. Thời gian gần đây, liên tục tên tuổi các doanh nhân “bự” được pháp luật gọi tên như: Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát), Đỗ Anh Dũng (Tân Hoàng Minh), Nguyễn Thị Thanh Nhàn (AIC), Phan Quốc Việt (Việt Á)… cho thấy xã hội khuyến khích làm giàu một cách chính đáng, chứ bất chính, phi pháp… thì trước sau cũng bị trừng trị. Nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), PV Khoa học và Đời sống có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính), luật sư Hoàng Tùng – Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa; luật sư Nguyễn Thế Truyền (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) xung quanh chủ đề: Làm giàu…doanh nhân kiếm tiền bất chấp “gặt” trái đắng. Làm giàu bất chính: Đạo đức hay pháp luật còn kẽ hở l Nhiều doanh nhân “cá mập” bị truy trách nhiệm hình sự do làm giàu bất chính, nguyên nhân chính là gì? - Luật sư Hoàng Tùng: Vấn đề được đặt ra qua các vụ việc trên là đạo đức, trách nhiệm của doanh nhân với xã hội. Bên cạnh đó là khía cạnh pháp luật khi một số doanh nhân lợi dụng kẽ hở, thiếu sót trong các quy định của pháp luật để “lách luật” làm giàu bất chính, phi pháp. Khó tránh khỏi sự xuất hiện của các kẽ hở, lỗ hổng pháp luật. Do đó, cần tính toán cụ thể việc làm luật để khắc phục, tránh trường hợp “mất bò mới lo làm chuồng”, sự việc xảy ra, luật mới bổ sung quy định. Vụ việc liên quan doanh nhân làm ăn phi pháp cho thấy, có sự tiếp tay, giúp sức của nhiều cán bộ, những người thực thi pháp luật. - Luật sư Nguyễn Thế Truyền: Ở bất cứ nền kinh tế nào cũng có những doanh nghiệp, doanh nhân cố tình vi phạm pháp luật. Nói là do lòng tham cũng đúng, nói pháp luật có kẽ hở để bị lợi dụng không sai. Việc bắt và khởi tố, thậm chí phạt tù những đối tượng cố tình vi phạm pháp luật là biện pháp làm trong sạch thị trường, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đại đa số doanh nhân chân chính. l Vụ việc doanh nhân làm ăn phi pháp dựng hệ sinh thái, môi trường đầu tư công khai, minh bạch, hiệu quả, bền vững. Đồng thời là hồi chuông cảnh tỉnh đối với các hành vi không minh bạch, gây nhiễu loạn thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Uy tín của cá nhân doanh nhân, doanh nghiệp không ai cho, không ai làm mất mà tự họ làm mất do làm ăn phi pháp. Khi ở trong doanh nghiệp đó, doanh nhân phạm pháp không chỉ làm mất uy tín của họ mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Muốn lấy niềm tin của khách hàng, của người dân chỉ còn cách làm ăn chân chính thật sự. Một xã hội nếu có con sâu đương nhiên cũng đã làm rầu nồi canh đó rồi. Nhìn nhận thực tế các vụ án xảy ra ở các doanh nghiệp lớn được đưa ra ánh sáng cho thấy, việc khởi tố các doanh nhân trên chỉ là xử lý cá nhân vi phạm luật pháp chứ không phải là “đánh chìm” doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có thương hiệu. Nhà nước tạo mọi điều kiện cho doanh nhân thể hiện, doanh nghiệp phát triển nhưng cũng yêu cầu phải tuân thủ luật pháp. Việc Nhà nước trừng trị thẳng tay những người làm ăn phi pháp, coi thường pháp luật cho thấy lưới trời lồng lộng nhưng gian thương khó thoát được công lý. Tuy nhiên, cũng không phải hoang mang. Nhiều doanh nhân thành đạt họ vẫn làm ăn chân chính thì có vấn đề gì đâu. Do đó, xã hội khuyến khích làm giàu một cách chính đáng, chứ giàu mà từ làm bất chính, phi pháp, bất lương thì trước sau cũng bị trừng trị..n HẢI NINH Làmgiàu… doanh nhân kiếm tiền bất chấp “gặt” trái đắng doanh, trong hệ thống hành chính cũng như bất kỳ nơi đâu. - Luật sư Nguyễn Thế Truyền: Qua những vụ việc trên cho thấy, luật pháp có hoàn thiện đến đâu, vẫn có người sẵn sàng dẫm đạp lên các quy định và quyền lợi của người khác để làm giàu. Trong cơ chế thị trường, phải chấp nhận sự tồn tại của “gian thương”. Nhưng khi phát hiện vi phạm, dù có liên quan đến doanh nghiệp quy mô thế nào, thế lực ngầm ra sao, cần xử lý minh bạch và công bằng. Điều đó mới tạo được niềm tin cho xã hội, cho nhà đầu tư”. l Đấu tranh, phanh phui gian thương…không sợ “đập chuột, bể bình”? Luật sư Hoàng Tùng: Việc đấu tranh ban đầu có thể gây ra những thiệt hại, ảnh hưởng nhất định đến thị trường, đến một số nhà đầu tư. Không vì vậy mà làm suy giảm đi quyết tâm của các cơ quan chức năng. Nếu không xử lý nghiêm các sai phạm của doanh nhân, doanh nghiệp để họ thả sức vi phạm làm ăn bất chính, về lâu về dài nó sẽ ăn sâu vào gốc rễ của nền kinh tế, gây ra những thiệt hại đến toàn bộ nền kinh tế đất nước. Việc làm này cũng thể hiện quyết tâm của Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế xây dựng môi trường kinh tế trong sạch lành mạnh, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam để đầu tư. l Xử lý nghiêm doanh nhân làm ăn phi pháp là hồi chuông cảnh tỉnh lớn đối với các doanh nhân khác? - PGS.TS Ngô Trí Long: Những vụ việc liên quan các doanh nhân là rất đáng tiếc. Những vi phạm này không phải phổ biến, cá nhân nào sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Việc đưa các “củi gộc vào lò” cho thấy quyết tâm của cơ quan quản lý trong việc xây V bị phanh phui cho thấy không chỉ họ bị ảnh hưởng, mà xã hội cũng gánh hậu quả? - Luật sư Hoàng Tùng: Thực tế diễn ra là vậy! Những doanh nhân làm ăn phi pháp với những “mánh khóe” thao túng thị trường, làm ảnh hưởng rất lớn tới không chỉ những người dân bị “lừa” mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế. Với những thủ đoạn lừa dối tinh vi trong kinh doanh bất chính làm gia tăng số nạn nhân, số thiệt hại, gia tăng một số tội phạm khác… khiến xã hội bất ổn. Thuốc trị… “gian thương” l Liên tiếp doanh nhân làm ăn phi pháp bị xử lý, nhưng dường như chưa đủ răn đe khi nhiều doanh nhân khác tiếp tục vi phạm, “thuốc” trị gian thương thế nào? - Luật sư Hoàng Tùng: Để hạn chế tối đa những nguyên nhân trên cần đặt trong bối cảnh pháp luật về kinh doanh phải được thực thi, tuân thủ một cách chặt chẽ, nghiêm túc. Loạt doanh nhân “cá mập” tên tuổi…bị khởi tố, bắt giam cho thấy quyết tâm làm lành mạnh thị trường của Nhà nước, bảo vệ nhà đầu tư chân chính, đưa nền kinh tế vào quỹ đạo tăng trưởng vững mạnh. Nhà nước đã đưa ra thông điệp rất rõ ràng, tất cả những ai vi phạm pháp luật, kinh doanh phi pháp thì dù là chủ doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp tập đoàn lớn mạnh hay là người có chức có quyền đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đảng, Nhà nước, Chính phủ…hiện rất cương quyết để loại bỏ tình trạng sân sau, móc ngoặc giữa các người có chức quyền và doanh nghiệp gây phương hại đến hoạt động nền kinh tế, loại bỏ tham nhũng, tình trạng tiêu cực trong kinh Luật sư Hoàng Tùng Luật sư Nguyễn Thế Truyền PGS.TS Ngô Trí Long
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==