Số 41 (4251) Thứ Năm (13/10/2022) BẠN ĐỌC 19 iến trúc đan xen “làng trong đô thị” và “đô thị trong làng” đã và đang hình thành ở nhiều địa bàn tại Hà Nội. Theo các chuyên gia, Hà Nội cần có phân tích, định hướng và các giải pháp quản lý hữu hiệu để hài hòa “Làng trong đô thị” và “đô thị trong làng”. KNHẬT NAM Độcđáo làng trongđôthị… Đôthị trong làngởHàNội Những biến đổi trong kiến trúc Theo TS.KTS Lê Thị Bích Thuận, Ủy viên Thường vụ Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn, trong quá trình phát triển, nhiều làng xã đã biến đổi trở thành “phố làng”, nhiều khu đô thị thu nhỏ đang mọc lên trong lòng nông thôn. Cùng với cảnh quan không gian thiên nhiên bị xâm lấn, các làng nghề bị đô thị hóa một cách khiên cưỡng, có nguy cơ thất truyền, nhiều di sản du lịch bị bỏ quên… KTS Lã Hồng Sơn, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cũng cho rằng, quá trình đô thị hóa nhanh của Hà Nội đã “nuốt chửng” nhiều làng cả về địa giới hành chính lẫn yếu tố kinh tế, văn hóa và xã hội. Sự chuyển hóa mạnh mẽ về hình thái kiến trúc tại khu vực giáp ranh giữa làng với khu đô thị đã hình thành cấu trúc cảnh quan “làng trong đô thị”. Trong khi đó, tại khu vực trung tâm của làng, cấu trúc “đô thị trong làng” được hình thành bởi hiện tượng “nhà lô hóa” với các dãy phố mới thay thế cho kiến trúc truyền thống. Theo KTD Lã Hồng Sơn, nguyên nhân của hình thái kiến trúc là do người dân thường tự phát trong việc chuyển đổi tổ chức không gian và hình thái kiến trúc theo nhu cầu thực tế của từng gia đình, thiếu vai trò định hướng của các cơ quan chuyên môn. Các đơn vị tư vấn lập quy hoạch và thiết kế kiến trúc chưa thực sự quan tâm nghiên cứu sâu các giá trị bản địa cho các giải pháp kiến trúc đưa ra. Từ đó dẫn đến việc mẫu nhà đô thị dần thay thế các hình thái kiến trúc mang đậm giá trị bản sắc tại các vùng nông thôn. Điều này khiến không gian cảnh quan làng khó có khả năng cải tạo động bộ với hạ tầng đô thị và thường trở thành những khu vực cần chỉnh trang trong quá trình phát triển đô thị. Thực tế, 10 năm thực hiện cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và thực hiện Chương trình số 02Ctr/TU, Thành ủy và Ủy ban nhân dan Thành phố đã quan tâm chỉ đạo các huyện tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng huyện, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới và triển khai quy hoạch chi tiết trung tâm xã và quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn, tỷ lệ 1/500 với 727 đồ án. Các quy hoạch xây dựng này đều đã xác định cụ thể về tổ chức không gian khu chức năng để phục vụ yêu cầu quản lý, song trên thực tiễn vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập. Cụ thể, công tác quy hoạch xây dựng tại 17 huyện của thành phố còn dàn trải. Đối với địa phương nằm trong khu vực dự kiến phát triển đô thị và có tốc độ đô thị hóa cao là Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức chưa có các giải pháp hợp lý về xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa. Tổ chức bộ máy quản lý quy hoạch xây dựng tại các huyện chưa được quan tâm đúng mức. dụng vào thực tiễn, việc quản lý kiến trúc gặp rất nhiều khó khăn chủ quan và khách quan. Ông Nguyễn Văn Bình (Thôn Lương Nỗ, Thị trấn Đông Anh) cho biết, không có quy định về mẫu kiến trúc tiêu chuẩn xây dựng, sửa chữa nhà ở nên người dân tự ý xây dựng theo sở thích, mỗi người mỗi kiểu. Cũng có nhiều người thuê lập kiến trúc nhưng phần lớn theo các hình mẫu du nhập và lai tạp mà ít dựa trên giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống. Hiện trạng này đang ngày càng lan rộng làm cho cảnh quan tại các làng quê thiếu bản sắc. Chính quyền Thành phố Hà Nội và các địa phương nên có quy định cụ thể mẫu thiết kế, tiêu chuẩn kiến trúc, quy hoạch... để các gia đình tuân theo, từ đó tạo nên một thể thống nhất cho cảnh quan chung từng làng, từng đô thị. Theo TS.KTS Phạm Anh Tuấn, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường Đại học Xây dựng Hà Nội, quá trình đô thị hóa ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang rất mạnh mẽ, nhanh chóng. Do vậy, các cơ quan chức năng cần sớm có những quyết sách để giữ gìn, phát huy bản sắc đặc trưng của từng vùng, tránh bị mai một các giá trị văn hóa trong quá trình đô thị hóa. Trong quy hoạch kiến trúc, cảnh quan đô thị cần xem xét các tiêu chí, giải pháp áp dụng chi tiết cho từng khu vực. Có thể phân loại kiến trúc thành các khu vực theo định hướng quy hoạch: Khu vực ngoại thành đang hình thành đô thị trong 10-15 năm tới; Khu vực nội đô; Khu vực ngoại thành đã ổn định cần chỉnh trang... Từ đó, ban hành các giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc cảnh quan đối với từng vùng, theo một thể thống nhất hoàn chỉnh, tạo ra những vùng sản xuất kết hợp với phát triển dịch vụ, du lịch có đặc trưng bản sắc riêng từng địa phương.n Về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nhất là mạng lưới đường trong các khu dân cư làng xóm trong quá trình đô thị hóa nhanh được xây dựng một cách tùy tiện, thiếu tính khoa học và thực tiễn. Hiện nay, với ranh giới sát khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội, đạt chuẩn nông thôn mới hoặc nông thôn mới nâng cao, các huyện Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng đã và đang triển khai quy hoạch chi tiết trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn, phục vụ quản lý đầu tư xây dựng, quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực theo quy hoạch. TS.KTS Lê Thị Bích Thuận cho rằng, cần dự báo trước sự phát triển để đưa ra các giải pháp quy hoạch và định hướng cho việc tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, tránh làm mất đi giá trị di sản, bản sắc kiến trúc, cảnh quan hiện có, kế thừa và phát huy hiệu quả giá trị bản sắc đó. Giải bài toán giữ “nếp làng” Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội Tô Anh Tuấn cho biết, những năm gần đây, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã bảo trợ một số cuộc thi hướng tới kiến tạo nhà ở nông thôn, trong đó có khu vực Hà Nội và Đồng bằng Bắc Bộ, nhằm để tránh mất đi những giá trị di sản, bản sắc kiến trúc cảnh quan hiện có, kế thừa và phát huy giá trị bản sắc đó trong cả quá trình đô thị hóa, phát triển nông thôn mới. Các cuộc thi cũng nhằm đề xuất, tham mưu cho các cấp chính quyền Thành phố Hà Nội nghiên cứu hoàn thiện quy định về công tác quản lý quy hoạch và quản lý kiến trúc cảnh quan. Tuy nhiên, khi áp Đông Anh đang trong quá trình đô thị hóa. Cổng làng Đông Xã ở Thụy Khuê, Hà Nội.
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==