Khoa học và Đời sống số 41/2022

Số 41 (4251) Thứ Năm (13/10/2022) 17 hất lượng nguồn lực trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam tương đối tốt, tuy nhiên, số lượng thiếu rất nhiều, do có những rào cản…”, TS Đinh Ngọc Minh, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Thạc sĩ trí tuệ nhân tạo (AI), ĐH RMIT, chia sẻ đầy tâm trạng. CHUYỆN ĐỜI MAI LOAN triển nguồn nhân lực, phát triển những chất lượng sản phẩm AI” ông Minh nói. Mặt khác, doanh nghiệp chưa thực sự hiểu giá trị và lĩnh vực của AI nên có thể chưa có sự đồng hành với cơ sở đào tạo trong việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực AI. Về phía người học, nhiều người vẫn cho rằng, AI là một cái gì đó rất “cao siêu” và nặng về học thuật. Ngay cả nhiều chuyên viên trong một số lĩnh vực vẫn còn bối rối khi không hiểu học về AI sẽ làm gì. Khó khăn này một phần liên quan tới truyền thông còn khá chung chung và mang tính cường điệu khả năng của AI, khiến thông tin hữu ích chưa đến được với người học. 3 lời khuyên với người học AI Ông Minh cho biết, hiện nay, mức thu nhập đối với ngành AI rất tốt và tiềm năng phát triển công việc rất lớn. Chẳng hạn, nếu học về AI có thể làm trực tiếp với doanh nghiệp, đưa ra những giải pháp về AI. Hoặc có thể tham gia vào những doanh nghiệp đang vận hành AI, hỗ trợ xử lý dữ liệu, xây dựng những phần mềm liên quan. Nói một cách khái quát sẽ có 3 hướng chính cho người học AI. Thứ nhất, với những người hiểu công nghệ và áp dụng được công nghệ này vào bài toán doanh nghiệp, có thể làm tại các doanh nghiệp, tập đoàn. Thứ hai, với nhóm có kiến thức tốt về toán, thống kê, có thể học để trở thành nhà khoa học dữ liệu. Cuối cùng là những người tập trung vào học máy (machine learning) và học sâu (deep learning), có thể đảm nhiệm về nghiên cứu và kỹ thuật chuyên sâu”, ông Minh nói. Thứ 3, với những người không có kiến thức về toán và không có đam mê để xây dựng những thuật toán cao cấp thì có thể hướng tới việc ứng dụng những sản phẩm AI hiện tại cho doanh nghiệp. “Như vậy, AI cũng không phải là cái gì đó quá “cao siêu”, không biết sẽ làm gì”, ông Minh nhấn mạnh. Ông Minh cho hay, qua quá trình làm việc, ông nhận thấy sinh viên Việt Nam rất giỏi. Đây cũng chính là một trong những nguồn động lực cho ông muốn quay về Việt Nam. “Trong một thế giới rộng lớn và ngày càng đa dạng, cách tốt nhất để tồn tại và phát triển là hiểu rằng sẽ luôn có những giải pháp tốt hơn ngoài kia”, ông Minh gửi lời nhắn nhủ tới các sinh viên.n Tốt nghiệp tiến sĩ về Khoa học máy tính tại ĐH Monash, rồi giảng dạy tại ĐHMonash và ĐHQueensland – những trường đại học lớn của Úc, nhưng năm 2019, TS Đinh Ngọc Minh quyết định về Việt Nam làm việc. Cơ duyên đến với trí tuệ nhân tạo “Ở Úc, môi trường nghiên cứu khoa học công nghệ rất tốt, với điều kiện trang thiết bị cơ sở vật chất, hạ tầng hiện đại. Văn hóa làm việc rất quy củ, nhưng cũng rất “mở’, hòa đồng, không có rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, điều này tạo động lực cho mọi người tiến lên. Tuy nhiên, tôi quyết định quay về Việt Nam, vì bố mẹ đã lớn tuổi, tôi muốn gần cha mẹ. Ngoài ra, muốn các con có thêm điều kiện tương tác, học tiếng Việt, hiểu hơn về văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa gia đình”, ông Minh chia sẻ. Về “cơ duyên” theo đuổi ngành AI (trí tuệ nhân tạo), TS Đinh Ngọc Minh cho biết, ông quan tâm đến AI từ năm 2017, khi nghiên cứu những phương pháp xác định lỗi cho chương trình máy tính chạy song song trên hệ thống siêu máy tính (supercomputers). Những chương trình máy tính này tạo ra nhiều dữ liệu trong lúc tính toán, Trăn trở rất “cơm” của Tiến sĩ ngành AI Đinh Ngọc Minh việc phân tích dữ liệu sống để xác định tính chính xác của chương trình là rất quan trọng. Nổi bật trong các phương pháp xác định lỗi là phương pháp phân tích bước thời gian (time-series analysis) để xác định một nhóm dữ liệu nổi bật. “Sau đó, tôi nghiên cứu thêm những phương pháp học máy (machine learrning) khác như học sâu (deep learning) để hỗ trợ công việc và từ đó tôi rất quan tâm đến tính ứng dụng của AI”, ông Minh nói. Trở về Việt Nam, là Chủ nhiệm cấp cao của bộ môn Thạc sĩ trí tuệ nhân tạo (AI), ĐH RMIT, TS Đinh Ngọc Minh muốn giúp đỡ các sinh viên về chuyên môn, phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại, nguồn lực trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam đang rất thiếu. Điều này xuất phát từ một số hạn chế, rào cản. Nhiều trăn trở để phát triển ngành trí tuệ nhân tạo Khó khăn đầu tiên là Việt Nam hiện vẫn chưa có các chương trình nghị sự liên quan tới AI và thực tiễn. Mặc dù, Nhà nước đã có chủ trương phát triển AI thành một chương trình quốc gia, nhưng những chương trình liên quan đến việc kết nối các trường đại học và các doanh nghiệp chưa thực sự rõ ràng, đặc biệt vẫn còn thiếu sự đồng nhất giữa doanh nghiệp, trường đại học và Chính phủ. Chẳng hạn, những tiêu chuẩn về sử dụng và xử lý, những khuôn khổ đạo đức về giải pháp AI hiện chưa có. Nên khi trường đại học hay doanh nghiệp muốn tham gia vào dự án nào đó thì gặp vướng mắc một số vấn đề liên quan tới đạo đức hoặc cách quản lý và xử lý dữ liệu. Ví dụ, như đối với việc sử dụng AI trong xe tự hành. Khi xe đang di chuyển trên đường, sẽ có một số tình huống để tránh tai nạn giao thông phải quyết định cho xe đánh lái sang phải hay sang trái. Nhưng vẫn có thể có tai nạn xảy ra. Câu hỏi đặt ra là: Quyết định này do ai, nếu là do máy thì vì sao máy lại thực hiện như vậy? Và quan trọng hơn bên nào phải chịu trách nhiệm cho những quyết định đó? “Ở nước ngoài, họ đã bắt đầu xây dựng được những bộ quy tắc cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Theo đó, khi AI đưa ra một quyết định có ảnh hưởng tiêu cực thì sẽ quy xem ai là người chịu trách nhiệm, hoặc phải trả lời vì sao việc này lại xảy ra? Tuy nhiên, ở Việt Nam dường như chưa có. Đó là một trong những hạn chế trong việc phát Nhiều người cho rằng, AI là một cái gì đó rất “cao siêu” và nặng về học thuật. Nhiều chuyên viên trong một số lĩnh vực vẫn còn bối rối khi không hiểu học về AI sẽ làm gì? Chất lượng nguồn lực trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam tương đối tốt, tuy nhiên, số lượng thiếu rất nhiều. Việt Nam hiện chưa có các chương trình nghị sự liên quan tới AI và thực tiễn, việc kết nối các trường đại học và các doanh nghiệp chưa thực sự rõ ràng. TS Đinh Ngọc Minh, Chủ nhiệm cấp cao của bộ môn Thạc sĩ trí tuệ nhân tạo (AI), ĐH RMIT. ẢNH: MAI LOAN TS Đinh Ngọc Minh hiện đang cố gắng kết nối với một số nhà khoa học ở các trường đại học như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội & ĐH Quốc gia TPHCM)… Thời gian làm việc chưa nhiều, nhưng ông cảm nhận môi trường khoa học ở Việt Nam khá tốt, hy vọng văn hóa hàn lâm ở Việt Nam sẽ có chuyển biến tích cực.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==