Khoa học và Đời sống số 41/2022

Số 41 (4251) Thứ Năm (13/10/2022) TRI THỨC NHÂN LOẠI 14 Những báu vật lần đầu công bố của Hoàng thành Thăng Long rong cuộc khai quật khu vực phía Đông Bắc của nền điện Kính Thiên, khu Di tích Hoàng thành Thăng Long năm 20202021, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một cổ vật có kích thước gây choáng ngợp. Cận cảnh cổ vật có kích cỡ khó tin Đó là một chiếc chậu bằng đất nung khổng lồ, có đường kính miệng lên tới 1,27m, chiều cao 55cm, đường kính đáy 77cm, lớn nhất từng được phát hiện từ trước đến nay ở Việt Nam. Chiếc chậu nằm trong lớp văn hóa thời Trần (thế lỷ 13-14), khi phát lộ đã bị vỡ một số mảnh. Sau đó hiện vật được phục chế, khôi phục lại diện mạo ban đầu. Đặc điểm nổi bật của chiếc chậu khổng lồ này là vai trang trí bằng hoa văn cánh sen đắp nổi và hoa văn hoa chanh khắc chìm. Dưới các cánh sen có núi tròn nổi lên, khoảng 2 cánh có một núm. Tại ví trí tiếp giáp đáy chậu có một lỗ nhỏ để thoát nước. Chưa thể khẳng định chiếc chậu lớn này được sử dụng vào mục đích gì ở Hoàng thành Thăng Long thời Trần. Có thể phỏng đoán chậu được dùng để trồng cây cảnh hoặc chứa nước mưa và cũng không loại trừ khả năng có vai trò như một chiếc bồn tắm. Cùng với các hiện vật mới được phát hiện, chiếc chậu đặc biệt này là một tư liệu quý phục vụ việc nghiên cứu về sinh hoạt và không gian kiến trúc của khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long giai đoạn vàng son. Những báu vật lần đầu công bố Tại triển lãm “Báu vật Hoàng cung Thăng Long” diễn ra từ tháng 9/2022 quy tụ nhiều hiện vật lần đầu xuất hiện trước công chúng. Nắp hộp men xanh lục trang trí nổi hình rồng và hoa văn mây, thời Lý, thế kỷ 11-12. Gốm men ngọc minh chứng cho trình độ sản xuất gốm trắng thời Lý đạt đỉnh cao. Đây là loại gốm chất lượng cao, men màu xanh ngọc phổ biến, xương gốm trắng, mịn thể hiện nhiều sự khác biệt với gốm thời Trần. Trong Hoàng Thành Thăng Long, các chuyên gia cũng nhắc tới phát hiện gốm thời Lý trong Hoàng thành mang đến một ý nghĩa lớn lao. Dòng gốm có màu men quyến rũ, hoa văn kinh điển ấy được chế tác tinh xảo. TQUỐC LÊ Chiếc nắp hộp được tìm thấy này là một trong những tiêu bản đặc sắc. Nắp hộp có đường kính 18,5cm, hình nổi rồng uốn 18 khúc nằm trong vòng tròn ở giữa, xung quanh được bao bọc bởi dải mây hình khánh hoặc văn như ý, diềm ngoài là dải văn có chấm tròn nhỏ. Chính vì được tạo nổi nên men nén đọng không đều tạo nên các mảng màu đậm nhạt khác nhau trông rất sinh động. Triển lãm xuất hiện nhiều món đồ quý của các vị vua ngự ở thành Thăng Long xưa như: Các loại bát đĩa men trắng có chữ Trường Lạc, đồ dùng trong cung Trường Lạc, Hoàng Thành Thăng Long thời Lê sơ, thế kỷ 15. Các loại bát đĩa hoa lam vẽ rồng, đồ dùng của nhà vua thời Lê sơ, thế kỷ 15. Bát sứ men trắng mỏng, thấu quang, trong lòng in nổi hình rồng và chữ Quan, đồ dùng của nhà vua thời Lê sơ, thế kỷ 15. Đĩa gốm vẽ nhiều màu, vành có hoa văn cánh sen, lòng vẽ phong cảnh, gốm Thăng Long thời Lê Sơ. Hiện vật này được phục chế và tái hiện hoa văn bằng công nghệ trình chiếu 3D mapping. Đĩa gốm vẽ nhiều màu, trang trí hình rồng và hoă văn mây, thời Lê sơ - một hiện vật khác được tái hiện hoa văn bằng công nghệ 3D mapping...n Đi qua nhiều thăng trầm lịch sử, không vùi mình vào quá khứ, Hoàng thành Thăng Long trở thành di tích quan trọng bậc nhất đất Việt và Di sản văn hóa của nhân loại được UNESCO công nhận. Những trang sử cũ luôn đọng lại giá trị lớn lao đánh dấu các giai đoạn thay đổi, phát triển của đất nước. Những dấu tích còn sót lại, tuy không nhiều nhưng cũng đủ là chứng nhân của xa xưa, tựa như một hoài niệm đẹp đẽ gợi lại được vẻ đẹp của đất kinh kỳ. Đất Thăng Long trở thành Kinh đô phồn thịnh kể từ khi Lý Công Uẩn hạ Chiếu dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, sau đổi tên là Thăng Long. Từ những năm về sau của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ đã lội ngược quá khứ để tìm lại diện mạo xưa của thànhThăng Long. Mặc dù các dấu vết đãmai một gần hết nhưng khao khát khẳng định nền móng xưa vẫn rực cháy của những người làm nghề lưu giữ văn hóa. Các loại bát đĩa men trắng có chữ Trường Lạc, đồ dùng trong cung Trường Lạc, Hoàng Thành Thăng Long thời Lê sơ, thế kỷ 15. 1. Nắp hộp men xanh lục trang trí nổi hình rồng và hoa văn mây, thời Lý, thế kỷ 11-12; 2. Chậu bằng đất nung khổng lồ, có đường kính miệng lên tới 1,27m, chiều cao 55cm, nằm trong lớp văn hóa thời Trần (thế lỷ 13-14); 3. Đĩa gốm vẽ nhiều màu, trang trí hình rồng và hoă văn mây, thời Lê sơ; 4- Đĩa gốm vẽ nhiều màu, vành có hoa văn cánh sen, lòng vẽ phong cảnh, gốm Thăng Long thời Lê Sơ; 5. Chậu gốm men trắng, chân đế trổ hoa văn thủng hình hoa cúc dây, thời Lý, thế kỷ 11-12; 6. Liễn gốm men ngọc, thân tạo nổi hoa văn cánh cúc, thời Trần, thế kỷ 13-14. 1 3 5 2 4 6

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==